GDP của Nhật Bản sụt giảm kỷ lục trong quý II/2020

Đầu tư và Tiếp thị
04:02 PM 08/09/2020

Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm nhiều hơn so với ước tính ban đầu trong quý II do chi tiêu vốn đã bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Covid-19, làm nổi bật thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt trong việc ngăn chặn suy thoái.

Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm nhiều hơn so với ước tính ban đầu trong quý II do chi tiêu vốn đã bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Covid-19, làm nổi bật thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt trong việc ngăn chặn suy thoái.

Những điều này hé lộ thách thức với Nhật Bản khi đảng cầm quyền bắt đầu chiến dịch tìm Thủ tướng mới hôm nay. LDP dự kiến bỏ phiếu bầu lãnh đạo mới ngày 14/9. Sau đó, họ sẽ dùng thế đa số trong quốc hội để đề cử người này làm Tân thủ tướng ngày 16/9.

GDP của Nhật Bản sụt giảm kỷ lục trong quý II/2020 - Ảnh 1.

GDP của Nhật Bản sụt giảm kỷ lục trong quý II/2020. Ảnh: CNBC

Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố số liệu điều chỉnh GDP quý II. Theo đó, GDP nước này giảm 28,1%, tệ hơn số liệu sơ bộ là 27,8%. Đây là mức giảm GDP lớn nhất của Nhật Bản kể từ năm 1955.

Chi tiêu vốn cá nhân, một trụ cột quan trọng khác của nhu cầu trong nước giảm 1,5%, trong khi đầu tư nhà ở cá nhân giảm 0,2% trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng sự bất ổn đối với triển vọng đầu tư tương lai. GDP danh nghĩa (không tính biến động giá cả) của Nhật Bản trong quý II/2020 đã giảm 7,4% so với quý trước đó và giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Một báo cáo độc lập hôm nay cho thấy chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 7, do người tiêu dùng giảm du lịch và ăn ngoài trong mùa dịch. Mức lương tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái cũng giảm đến tháng thứ 4 liên tiếp, càng gây sức ép lên tiêu dùng.

Theo kế hoạch, Văn phòng Nội các Nhật Bản dự định sẽ công bố dữ liệu GDP chính thức quý II/2020 vào ngày 8/9 tới đây.

Thanh Thúy (Theo CNBC)
Ý kiến của bạn
Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34%

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tín dụng tháng 3/2024 đã tăng trở lại sau 2 tháng đầu năm giảm do yếu tố quy luật. Tính đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.