GDP của Nhật Bản suy giảm kỷ lục trong quý II
GDP quý II của Nhật Bản giảm 27,8%, đây là sự suy giảm kỷ lục, một dữ liệu kinh tế tồi tệ nhất được ghi nhận từ năm 1955.
Nền kinh tế Nhật Bản bị suy giảm kỷ lục trong quý II do tình trạng đóng cửa khẩn cấp các thị trường xuất khẩu lớn của đất nước đã tác động đến sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng.
Sự sụt giảm của quý thứ ba liên tiếp đã đẩy quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế xuống mức thấp nhất trong thập kỷ, xóa sạch những lợi ích mà Thủ tướng Shinzo Abe mang lại từ chính sách kích thích "Abenomics" được triển khai vào cuối năm 2012.
Theo văn phòng Nội các báo cáo, GDP giảm quý II giảm 27,8% so với quý trước. Đây là dữ liệu tồi tệ nhất được ghi nhận từ năm 1955. Cho đến trước đại dịch, quý tồi tệ nhất của nền kinh tế Nhật Bản là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi GDP giảm khoảng 18%.
Các số liệu cho thấy, tiêu dùng cá nhân giảm 28,9% (chiếm gần 60% trong tổng GDP) là lực cản lớn nhất đối với nền kinh tế. Đợt khẩn cấp do virus gây ra trong phần lớn tháng 4 và tháng 5 vừa qua đã khiến người mua sắm thắt chặt chi tiêu, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng đóng cửa. Một số dây chuyền sản xuất của nhà máy cũng ngừng hoạt động do việc đóng cửa các thị trường xuất khẩu góp phần dẫn đến sự sụt giảm này.
Đầu tư kinh doanh giảm 5,8%, tốt hơn nhiều so với dự kiến của các nhà phân tích. Xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ trừ 3 điểm phần trăm so với GDP, không tính theo năm.
Nền kinh tế Nhật Bản đã suy thoái trong quý thứ ba liên tiếp, trước tiên là do chiến tranh thương mại và việc tăng thuế bán hàng, sau đó là do virus.
Doanh số bán lẻ và sản lượng nhà máy đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng sự phục hồi rất mong manh. Xuất khẩu vẫn yếu, các ca nhiễm virus của Nhật Bản gia tăng và không có sự thúc đẩy chi tiêu cho Thế vận hội từ khách du lịch do Thế vận hội bị hoãn.
Các nhà phân tích cho rằng GDP tăng trở lại trong quý này nhưng vẫn không thể lấy lại vị trí đã mất. "GDP có thể sẽ tăng hơn 10% trong quý III, nhưng sau sự sụt giảm lớn này, đó không phải là một tin tuyệt vời sẽ. Sẽ mất một thời gian để nền kinh tế trở lại mức bình thường", Yoshiki Shinke, nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life cho biết.
Tuy nhiên, các biện pháp kích thích lớn của chính phủ trị giá khoảng 2.000 tỷ USD Mỹ, bao gồm phát tiền mặt, trợ cấp duy trì công nhân và bảo lãnh khoản vay cho các doanh nghiệp, đã giúp ngăn chặn sự gia tăng tỷ lệ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng những điều này đã phải trả giá bằng việc tăng thêm gánh nặng nợ công và chính phủ dự kiến sẽ không có cơ hội cân bằng ngân sách trong thập kỷ này.
Tốc độ phục hồi của Nhật Bản một phần sẽ phụ thuộc vào mức độ gia tăng lây nhiễm virus và các hoạt động có cần phải bị hạn chế trở lại hay không.
Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết, nếu chúng ta quay trở lại cách chúng ta đã sống trước đây, thì sự lây nhiễm sẽ gia tăng, đồng thời kêu gọi mọi người và các công ty suy nghĩ về các cách để ngăn chặn sự lây truyền của virus đồng thời tăng cường hoạt động kinh tế.
Nishimura cho biết chính phủ sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ nền kinh tế. Tuy nhiên, ông cho biết, có thể chính phủ sẽ ban hành lại tình trạng khẩn cấp nếu tỷ lệ nhiễm bệnh tăng vọt.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Nhật Bản đã đến thăm một bệnh viện ở Tokyo vào ngày 8/8, sau khi ông tránh xuất hiện trước công chúng kéo dài, làm dấy lên đồn đoán về sức khỏe của vị Thủ tướng tại vị lâu nhất đất nước này.
Ông Abe được nhìn thấy đi bằng xe hơi đến Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo, trong video được phát sóng bởi các mạng truyền hình Nhật Bản. Kyodo News dẫn lời một phụ tá cho biết, ông sẽ kiểm tra sức khỏe trong một ngày, trong khi đài truyền hình TBS cho biết ông vừa trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện vào tháng 6 vừa qua. Văn phòng Thủ tướng Chính phủ chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này.
Abe đã không tổ chức họp báo kể từ giữa tháng 6 và đã bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập về một phiên họp mới của Quốc hội để tranh luận về các chính sách kiểm soát coronavirus và sự suy thoái kinh tế của nó.
Abe từng từ chức vào năm 2007 sau nhiệm kỳ đầu tiên tại vị, với lý do bệnh viêm loét đại tràng mãn tính ngày càng trầm trọng hơn. Khi ông trở lại vào năm 2012, bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng hiện tại của mình, các trợ lý cho biết việc giới thiệu một loại thuốc mới đã giúp ông kiểm soát tình trạng bệnh.
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, người làm việc chặt chẽ với Abe hàng ngày, cho biết vào ngày 4 tháng 8, ông không tin rằng có bất kỳ vấn đề gì với sức khỏe của thủ tướng.
Mỹ UyênTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.