GDP Việt Nam xếp thứ 6 ở Đông Nam Á
Trong bảng xếp hạng các nước Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đứng đầu với GDP bình quân đầu người 88.000 USD. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 với GDP bình quân đầu người là 4.620 USD.
Mới đây, ứng dụng Voronoi Visual Capitalist đã công bố GDP bình quân đầu người của các quốc gia ở Đông Nam Á theo thứ tự từ cao đến thấp.
Theo đó, Voronoi so sánh mức GDP bình quân đầu người của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên đồng USD, dữ liệu được lấy từ công cụ Data Mapper của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được cập nhật lần cuối vào tháng 4/2024.
Trong bảng xếp hạng các nước Đông Nam Á theo GDP bình quân đầu người, Singapore là quốc gia đứng đầu khu vực về GDP bình quân đầu người với 88.000 USD. Quốc đảo này cũng là một trong những nước giàu nhất thế giới theo phương pháp đo lường này. Với diện tích 734 km2, Singapore chỉ có 5,6 triệu dân và sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Tuy nhiên, vị trí chiến lược giúp quốc gia này trở thành một trung tâm thương mại quan trọng của khu vực.
Đứng thứ hai, Brunei có chênh lệch khá lớn so với Singapore khi GDP bình quân đầu người là 35.110 USD. Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Brunei. Dù mang lại nguồn thu lớn nhưng dầu mỏ cũng khiến quốc gia này trở nên phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường năng lượng.
Hai quốc gia phụ thuộc vào ngành du lịch, Malaysia và Thái Lan, đứng thứ ba và thứ tư trong danh sách này với GDP bình quân đầu người lần lượt là 13.310 USD và 7.810 USD.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và cũng là quốc gia đông dân thứ tư thế giới, đứng vị trí thứ 5 với GDP bình quân đầu người 5.270 USD. Việt Nam xếp sau Indonesia với 4.620 USD.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP năm 2023 cả nước tăng 5,05% so với năm 2022. GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022. Cũng trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục 732 tỉ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp.
Với triển vọng trong năm 2024, GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 469,67 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Indonesia (1.540 tỷ USD), Thái Lan (543,35 tỷ USD), Singapore (520,97 tỷ USD) và Philippines (475,94 tỷ USD). Theo dự báo của IMF, đến năm 2029, GDP bình quân của Việt Nam sẽ tiến sát Indonesia.
GDP PPP (viết tắt của Gross Domestic Product Purchasing Power Parity), có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương. Năm 1937, khi nước Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái, nhà kinh tế học gốc Nga Simon Kuznets đã trình bày một ý tưởng mới về việc đo lường nền kinh tế của một quốc gia. Và do đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã ra đời.
Gần tám thập kỷ sau, việc đo lường GDP và GDP bình quân đầu người trở thành dữ liệu một thống kê chuẩn để so sánh và đối chiếu nền kinh tế và năng suất của các quốc gia trên thế giới.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại...