Ghi nhận những đóng góp của chùa Hưng Phúc

Địa phương
11:33 AM 12/05/2021

Chùa Hưng Phúc (còn gọi là chùa Mía), nằm giữa lòng TP Ninh Bình (Ninh Bình) trên đường Tân Thành, phường Ninh Khánh, là một trong những ngôi chùa cổ kính của tỉnh Ninh Bình, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Từ lâu, chùa Hưng Phúc không chỉ là một điểm du lịch văn hóa - tâm linh mà còn là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước khi đặt chân tới mảnh đất gắn liền với lịch sử của Cố đô Hoa Lư.

Ghi nhận những đóng góp của chùa Hưng Phúc (Ninh Bình) - Ảnh 1.

Sư cụ Thích Đàm Tiến trụ trì chùa Hưng Phúc, TP Ninh Bình.

Theo lời kể của sư cụ Thích Đàm Tiến, trụ trì chùa Hưng Phúc: Trải qua những năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc, chùa Hưng Phúc là căn cứ cách mạng của cả vùng, là nơi chứng kiến chi bộ Đảng được thành lập với 3 đảng viên và cũng là cơ sở bí mật hoạt động nuôi giấu nhiều cán bộ của Đảng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Hưng Phúc tiếp tục là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược và tập kết các tân binh chuẩn bị lên đường đánh giặc. Qua nhiều thời đại và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần được trùng tu tôn tạo, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. 

Chùa được xây dựng với 5 gian ở khu chùa chính cùng nhiều khu nhỏ được xây dựng xung quanh như muốn bao bọc, che chở cho dân làng luôn được bình yên, may mắn. Đặc biệt, quả chuông to nặng 5 tạ được thiết kế treo ở cổng chùa cũng là để mỗi khi tiếng chuông ngân lên như nhắc nhở mọi người dân nhớ đến công lao những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, những chiến sĩ cách mạng đã từng gắn bó với mảnh đất này để chúng ta có được cuộc sống hòa bình hôm nay. 

Vì thế, hàng năm cứ vào dịp tháng Giêng âm lịch chùa lại tổ chức giỗ tổ; tháng 4 âm lịch tổ chức Đại lễ Phật Đản; tháng 7 âm lịch tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu; tháng 12 âm lịch là tổ chức lễ hội Hoa đăng.

Chùa Hưng Phúc là một phần của văn hóa Cố đô Hoa Lư, hoạt động của chùa luôn gắn với các hoạt động của địa phương, đồng hành với người dân trong vùng làm những điều tốt, những việc nên làm. Chùa Hưng Phúc có không gian êm đềm, vắng lặng, yên tĩnh - sự yên tĩnh của chùa khiến cho những ai đã từng đặt chân đến đây đều cảm thấy an tâm, thanh thản và bớt đi sự lo âu, vồn vã trước những náo nhiệt của cuộc sống hàng ngày. Những hoạt động của nhà chùa, của nhà sư ở đây luôn gắn với tinh thần của Đức Phật về đạo hiếu, về sự khoan dung và lòng yêu thương con người. 

Thông qua đó, nhằm hướng con người hình thành đức tin lành mạnh, tin vào chính mình, vào những điều tốt đẹp nhất. Cho nên, chùa Hưng Phúc có những quy định chặt chẽ: Nghiêm cấm các việc làm lễ bái mê tín dị đoan, không cúng mặn, không đốt vàng mã, không được mang thuyền rồng, vàng hương, rượu thịt, mặc áo hầu rồi phán cho người này, nhà kia… mà chỉ phóng sinh, tu phúc.

Ghi nhận những đóng góp của chùa Hưng Phúc (Ninh Bình) - Ảnh 2.

Chùa Hưng Phúc, TP Ninh Bình (Ninh Bình).

Vì thế, cho dù đến nay đã hơn 50 năm tu hành trong chùa, nhưng sư cụ Thích Đàm Tiến vẫn luôn thực hiện quán triệt đường lối quan điểm của Đảng, quy định của Nhà nước về tôn giáo. Bằng những việc làm cụ thể sư Thích Đàm Tiến luôn quan tâm đến cuộc sống thực tại và khát khao được đóng góp cho phong trào hoạt động của địa phương. Cụ chỉ mong cầu cho quốc thái dân an, đất nước hòa bình, đó là sự gắn kết giữa Đạo và Đời.

Với những cống hiến của mình, sư cụ Thích Đàm Tiến, trụ trì chùa Hưng Phúc đã được tặng nhiều Kỷ niệm chương Kháng chiến, Mặt trận, Hội Chữ thập đỏ và Đảo Trường Sa - xứng đáng là hội viên Hội Phật giáo Việt Nam yêu nước.

Hoàng Thị Thanh Hải
Ý kiến của bạn
Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự cung tự cấp, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.