Giá Bitcoin hôm nay 18/1: Đà tăng chậm lại
Giá Bitcoin hôm nay vẫn giữ đà tăng nhưng đang chậm lại khi cố tiếp cận mức kháng cự 21.500 USD do thanh khoản vẫn đang ở mức thấp.
Trên sàn Coindesk, lúc 7h34 ngày 18/1, giá Bitcoin giao dịch ở mức 21.218 USD, tăng 0,43%.
Dữ liệu thống kê trong 24 giờ qua cho thấy tiền ảo phổ biến và giá trị nhất thế giới biến động trong khoảng 20.978 - 21.438 USD/BTC (giá thấp nhất - cao nhất).
Theo CoinMarketCap, khối lượng giao dịch 24 giờ của thị trường đạt 24,7 tỷ USD, vốn hoá thị trường đạt 408 tỷ USD.
Trên thị trường, các tiền ảo vốn hóa lớn có sự phân hóa nhưng mức tăng giảm không đáng kể. Cụ thể Ethereum tăng 0,08%, BNB tăng 0,26%, Ripple tăng 0,6%, Polkadot tăng 3,2%... Các đồng ngược chiều gồm Cadarno giảm 1,03%, Dogecoin giảm 0,2%, Solana giảm 1,89%...
Tổng vốn hóa toàn thị trường hôm nay ghi nhận mức 988 tỷ USD, tương ứng giảm 0,52%.
Trong 24 giờ qua, giá Bitcoin tiếp tục tăng nhẹ và tiến sát ngưỡng 21.500 USD. Tuy vậy, nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng, cho rằng tiền ảo này khó có thể tiếp tục đà tăng giá hiện tại. Nguyên nhân do thanh khoản vẫn đang bị rút khỏi thị trường trên toàn cầu, điều chưa từng có trong lịch sử. Do đó, Bitcoin có khả năng đang hình thành đáy đảo tiềm năng quanh 20.000 USD, giống như vào năm 2018.
Dù vậy, Bitcoin đã có một khởi đầu tích cực cho năm 2023, khi giá của đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới tăng 26% từ đầu tháng tới nay. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỷ lục 68.990 USD mà Bitcoin thiết lập vào tháng 11/2021, nhưng đã đủ để mang lại cho giới đầu tư tiền ảo một số lạc quan nhất định.
Xu thế phục hồi gần đây của Bitcoin diễn ra sau một năm 2022 tồi tệ của ngành công nghiệp tiền ảo, khi lĩnh vực này chứng kiến một loạt vụ vỡ nợ và bê bối lớn, bao gồm vụ sụp đổ của sàn giao dịch FTX và giá tiền ảo sụt dốc - chung xu hướng của thị trường tài chính toàn cầu nói chung trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.
Giới phân tích đã chỉ ra một số yếu tố phía sau đà tăng giá của Bitcoin trong hơn nửa tháng qua, trong đó phải kể tới khả năng các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có thể chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn trong năm nay. Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nói đến hoạt động mua vào của các nhà đầu tư “cá mập”.
Minh An (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.