Giá cao su hôm nay 22/7: Dịch COVID-19 tác động mạnh đến thị trường
Giá cao su hôm nay (22/7) tại sàn giao dịch Nhật Bản đã quay đầu tăng nhẹ nhưng tổng thể nửa đầu tháng 7, thị trường vẫn giảm vì lo ngại tình hình dịch COVID-19.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su có xu hướng giảm mạnh do lo ngại sự gia tăng các ca nhiễm Sars-Cov-2 trên toàn cầu và nguồn cung cao hơn sau mùa rụng lá.
Giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 217,7 Yên/kg (tương đương 1,98 USD/kg), giảm gần 6% so với cuối tháng 6/2021, nhưng tăng 50,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Sàn Giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su có xu hướng tăng mạnh. Giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.270 NDT/tấn (tương đương 2,05 USD/kg), tăng 4,7% so với cuối tháng 6/2021 và tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Thái Lan, giá có xu hướng giảm mạnh, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 56,7 Baht/kg (tương đương 1,75 USD/kg), giảm gần 6% so với cuối tháng 6/2021, nhưng tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá cao su tại Nhật Bản giảm sau khi những số liệu chính thức cho thấy đà hồi phục của nền kinh tế Nhật Bản đang bị cản trở bởi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh tại nhiều nước trên thế giới và nhu cầu chậm lại của Trung Quốc.
Dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Australia khiến chính phủ các nước buộc phải đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, trong khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã công bố các quy định hạn chế đối với khách du lịch Anh chưa được tiêm phòng.
Tuy nhiên thị trường cao su được hỗ trợ khi 90% nguồn cung cao su tự nhiên là từ khu vực châu Á, trong khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể nghiêm trọng hơn cả vụ tắc nghẽn kênh đào Suez do dịch COVID-19 bùng phát tại cảng container quốc tế Diêm Điền, Trung Quốc đang tác động đến ngành cao su.
Theo thống kê của Sàn giao dịch Osaka, Nhật Bản (OSE), khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày đối với hợp đồng cao su chủ chốt trong tháng 6/2021 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 33 năm, một phần do các nhà đầu tư Trung Quốc cắt giảm giao dịch sau động thái tăng cường kiểm soát giá kim loại và các mặt hàng chính khác nhằm giải quyết những biến động bất thường về giá cả của chính phủ nước này.
Tại thị trường trong nước, giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ở mức 325 đồng/ TSC; giá thu mua mủ tạp ở mức 265 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 6/2021. Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai 2 lần thông báo điều chỉnh giá thu mua mủ cao su tiểu điền.
Các chuyên gia dự báo, trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021-2024, giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần. Xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể được hưởng lợi về giá.
Tuy nhiên, ngành sản xuất, chế biến cao su cần đẩy mạnh chế biến, giảm dần xuất khẩu thô để cao su Việt Nam đạt giá trị cao hơn trên thị trường quốc tế.
An Mai (t/h)Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.