Giá dầu hôm nay 10/7: Sức cầu lớn, giá dầu tăng mạnh phiên cuối tuần

Thị trường
09:32 AM 10/07/2021

Nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường châu Á thúc đẩy giá dầu leo cao hơn 2% so với phiên giao dịch hôm qua.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,85 USD/thùng, tăng 1,63 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 9/7, giá dầu WTI giao tháng 9/2021 đã tăng 1,38 USD/thùng.

Giá dầu hôm nay 10/7: Sức cầu lớn, giá dầu tăng mạnh phiên cuối tuần - Ảnh 1.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 75,57 USD/thùng, tăng 1,45 USD/thùng trong phiên và đã tăng 1,3 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 9/7.

Giá dầu ngày 10/7 tăng mạnh sau thông tin tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ đang phục hồi mạnh và lên cao.

Theo thông tin được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ phát đi, dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2019. Đây được xem là tín hiệu cực tốt đối với thị trường dầu thô khi những lo ngại về nguồn cung dầu đá phiến từ Mỹ tạm thời hạ nhiệt do phải lo bù đắp các nhu cầu trong nước.

Cụ thể, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô trong tuần tính đến ngày 2/7, dự trữ dầu thô giảm 6,9 triệu thùng, xuống còn 445,5 triệu thùng, là mức dự trữ thấp nhất kể từ tháng 2/2020, và cao hơn mức dự báo giảm 4 triệu thùng được đưa ra trước đó. Đặc biệt, dự trữ xăng của Mỹ đã giảm tới 6,1 triệu thùng, vượt rất xa con số kỳ vọng 2,2 triệu thùng của giới chuyên gia.

Tuy nhiên, giá dầu tăng bị giới hạn do lo ngại rằng các thành viên của nhóm OPEC có thể bị cám dỗ từ bỏ thỏa thuận hạn chế sản lượng mà họ đã tuân theo trong giai đoạn COVID-19, với các cuộc đàm phán đổ vỡ vì sự bế tắc giữa nhà sản xuất lớn Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Hai đồng minh OPEC vùng Vịnh đang mâu thuẫn về một thỏa thuận được đề xuất tăng sản lượng, theo Reuters. 

Trong diễn biến mới nhất, Nga được cho là đang nỗ lực hàn gắn mâu thuẫn giữa Saudi Arabia và UAE nhằm cứu vẫn một thỏa thuận sản lượng của OPEC+.

Giới phân tích cho rằng, với động thái trên của Nga, OPEC+ sẽ sớm có được một thỏa thuận trong các cuộc hợp sắp tới bởi việc mất thị phần vào tay các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ hay giá dầu xuống quá thấp, làm giảm lợi nhuận thu về là điều các nước xuất khẩu dầu mỏ của OPEC+ không mong muốn.

Ngoài ra, sự lây lan toàn cầu của biến thể Delta và lo ngại nó có thể ngăn chặn sự phục hồi kinh tế trên toàn thế giới cũng đè nặng lên giá dầu.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.