Giá dầu hôm nay 17/7: Tiếp đà giảm trước áp lực tăng nguồn cung

Thị trường
09:46 AM 17/07/2021

Giá dầu hôm nay giảm do lo ngại nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu dầu giảm bởi số ca nhiễm COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng, có thể dẫn tới các lệnh hạn chế đi lại.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 17/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 71,17 USD/thùng, giảm 0,21 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 16/7, giá dầu WTI giao tháng 9/2021 đã giảm 0,12 USD/thùng.

Giá dầu hôm nay 17/7: Tiếp đà giảm trước áp lực tăng cung - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,14 USD/thùng, giảm 0,33 USD/thùng trong phiên và đã giảm 0,16 USD so với cùng thời điểm ngày 16/7.

Giá dầu ngày 17/7 tiếp tục giảm chủ yếu do thị trường lo ngại khả năng tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu giảm, trong đó có dầu thô phục hồi chậm hơn kỳ vọng khi mà dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nga...

Làn sóng COVID-19 thứ 4 đã được cảnh báo và nó đang trở thành mối đe doạ với bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi nhiều nền kinh tế đã phải tái áp dụng các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh.

Chủ tịch Andrew Lipow của Công ty tư vấn Lipow Oil Associates có trụ sở ở Houston (Mỹ) cho biết, nhu cầu xăng và dầu diesel giảm đáng kể đã gây áp lực lên giá nhiên liệu, bất chấp dự trữ dầu thô tiếp tục giảm.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm giá bởi thông tin nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ năm 2013.

Giá dầu hôm nay đi xuống còn do Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã thoả hiệp vào đầu tuần này, mở đường cho các nhà sản xuất OPEC+ hoàn tất thỏa thuận tăng sản lượng.

Giới phân tích cho rằng, việc OPEC chấp nhận cho UAE tăng mạnh nguồn cung có thể sẽ là sự khởi đầu cho một cuộc chiến giá dầu mới khi mà các nước xuất khẩu dầu mỏ đều muốn có được điều tương tự, đặc biệt là sau gần 2 năm thế giới phải chống trọi với đại dịch.

Ông Bob Yawger, Giám đốc phòng hợp đồng năng lượng tại Mizuho, nhận định OPEC+ mất càng nhiều thời gian để đi đến một cuộc họp về tăng sản lượng, điều đó càng cho thấy các thành viên OPEC+ khác cũng có thể muốn tăng hạn ngạch cơ bản của họ. 

OPEC cho biết họ dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trong năm sau lên mức trước đại dịch, khoảng 100 triệu thùng/ngày, dẫn đầu bởi sự tăng trưởng nhu cầu ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Hoài Thương
Từ khóa: giá xăng dầu
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.