Giá dầu hôm nay 29/6: Bất ngờ giảm mạnh khi biến thể Delta 'bùng phát'

Thị trường
10:23 AM 29/06/2021

Giá dầu bất ngờ giảm mạnh khi biến thế mới của COVID-19 lây lan diện rộng, đang đe doạ, thách thức nỗ lực mở cửa, phục hồi kinh tế của các nước châu Âu.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 29/6, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2021 đứng ở mức 72,85 USD/thùng, giảm 0,06 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 28/6, giá dầu WTI giao tháng 8/2021 đã giảm tới 1,32 USD/thùng.

Giá dầu hôm nay 29/6: Bất ngờ giảm mạnh khi biến thể Delta 'bùng phát' - Ảnh 1.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2021 đứng ở mức 74,58 USD/thùng, giảm 0,10 USD/thùng trong phiên và đã giảm tới 1,7 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 28/6.

Đợt giảm giá này đã đẩy cả hai loại dầu ra khỏi vùng quá mua và là mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 18/6. Trước đó, giá hai loại dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Giá dầu ngày 29/6 giảm mạnh trước khi thị trường dầu thô sẽ tiếp tục được bổ sung 800.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 7 tới từ OPEC+ và Saudi Arabia.

Cùng với đó, Saudi Arabia, quốc gia đã tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, cũng thông báo sẽ điều chỉnh giảm dần mức cắt giảm sản lượng tự nguyện này. Cụ thể, Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng dầu hàng ngày từ mức hiện tại thêm 250 ngàn thùng trong tháng 5, 350 ngàn thùng trong tháng 6 và 400 ngàn thùng trong tháng 7/2021.

Giới phân tích cho rằng, với diễn biến trên thị trường dầu thô gần đây, nhiều khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 500 ngàn thùng/ngày, thậm chí là 1 triệu thùng/ngày kể từ đầu tháng 8 để duy trì trạng thái cân bằng trên thị trường.

Tuy nhiên, sự lan rộng biến thể Delta của COVID-19 dẫn đến việc nhiều quốc gia buộc phải tái phong tỏa. Biến thể này được phát hiện gần như trên tất cả các trường hợp dương tính mới ở Anh và đang ngày càng phổ biến ở những nơi khác của châu Âu.

"Dự báo về sự phục hồi nhu cầu dầu trong mùa hè có thể được đánh giá quá cao và các nhà giao dịch đang phải đối mặt với một đợt điều chỉnh thực tế trong tuần này khi biến thể Delta của COVID-19 đến được châu Âu và khi sự lây nhiễm gia tăng ở Đông Nam Á và Australia đang dẫn đến lệnh phong toả trở lại", Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy cho biết

Indonesia đang phải đối mặt với số ca lây nhiễm cao kỷ lục, Malaysia dự kiến gia hạn lệnh cấm vận và Thái Lan đã công bố các hạn chế mới.

Hôm 27/6, Australia cũng báo cáo số ca nhiễm COVID-19 tại địa phương cao nhất trong năm nay, gây ra tình trạng phong toả ở một số thành phố.

Với diễn biến bất ngờ này, giới chuyên gia lưu ý, OPEC+ nên thực hiện tiếp cận chính sách thận trọng hơn, chỉ nâng sản lượng thêm 100.000-200.000 thùng mỗi ngày trong tháng 8.

Hoài Thương(t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.