Giá dầu hôm nay 3/7: Phân hóa trước thông tin tăng sản lượng từ OPEC+
Giá dầu ngày 3/7 diễn biến trái chiều khi thị trường ghi nhận thông tin về khả năng tăng sản lượng từ OPEC+.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 3/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2021 đứng ở mức 75,19 USD/thùng, giảm 0,04 USD/thùng trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 2/7, giá dầu WTI giao tháng 8/2021 đã tăng 0,1 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 76,11 USD/thùng, tăng 0,27 USD/thùng trong phiên và đã tăng 0,55 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 2/7.
Giá dầu biến động trái chiều trong phiên cuối tuần sau khi các bộ trưởng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (khối OPEC+) khôi phục cuộc đàm phán nâng sản lượng dầu.
Các quan chức của OPEC+ đang họp lại sau khi UAE phản đối đề xuất, nói rằng họ muốn hạn ngạch của mình tăng lên. Đợt tăng giá dầu thô kéo dài vừa qua có thể bị phá bỏ nếu các quốc gia OPEC+ đi theo các con đường riêng và bổ sung nguồn cung khi thấy phù hợp.
Hiện tại, kế hoạch tăng sản lượng trong các tháng cuối năm 2021 của OPEC+ đang gặp trục trặc. Tại cuộc họp ngày 1/7, liên minh OPEC+ đã gần như đạt được thỏa thuận tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng trong giai đoạn tháng 8 đến tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, gần phút chót, UAE đã lên tiếng phản đối và yêu cầu liên minh dầu mỏ phải điều chỉnh hạn mức của nước này. Diễn biến mới buộc OPEC+ phải tiếp tục nhóm họp trong hôm nay để khơi thông bế tắc.
Ông Chris Midgley, Trưởng bộ phận phân tích của S&P Global Platts, cho biết cuộc họp của OPEC+ sẽ tác động mạnh mẽ đến giá dầu vì kết quả cuộc họp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung dầu thô từ tháng tới.
Giá dầu hôm nay cũng đang bị chi phối mạnh bởi triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và diễn biến của dịch COVID-19.
Ở diễn biến mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa phát đi dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2021 có thể đạt 7%, mức cao nhất kể từ năm 1984 và cao hơn nhiều mức dự báo tăng 4,6% được cơ quan này đưa ra hồi tháng 4/2021.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo, quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ kéo theo sự khó lường của lạm phát tiêu chi tiêu tiêu dùng cá nhân, và nó sẽ khiến cho các dự báo, phân tích về lạm phát trở lên khó khăn hơn.
Sự xuất hiện và gia tăng các ca mắc mới do biến chủng virus mới Delta tiếp tục là nguy cơ rủi ro được cảnh báo khi các nền kinh tế tiến hành mở cửa trở lại nền kinh tế. Nguy cơ này có nguy khả năng gia tăng khi các chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đang có dấu hiệu chậm lại, quá trình sản xuất không đáp ứng được nhu cầu và quá trình triển khai không đồng đều giữa các nước.
An Mai (t/h)Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.