Giá dầu hôm nay 6/10: Tiếp đà tăng sau khi chạm đỉnh 7 năm

Thị trường
10:28 AM 06/10/2021

Giá hai loại dầu thô đều tiếp tục tăng, với dầu thô WTI đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 và dầu Brent tăng lên mức cao nhất 3 năm, sau khi nhóm các nhà sản xuất OPEC+ khó thực hiện kế hoạch tăng sản lượng.

Sáng ngày 6/10, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 79,05 USD/thùng, tăng 0,12 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 5/10, giá dầu WTI đã tăng tới 1,24 USD/Ounce.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 82,64 USD/thùng, tăng 0,08 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 1,2 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 5/10.

Giá dầu hôm nay 6/10: Tiếp đà tăng sau khi chạm đỉnh 7 năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giá dầu ngày 6/10 tiếp tục leo đỉnh trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ phía cầu. Việc này lấn át những lo ngại về mặt trái của cuộc khủng hoảng thiếu hụt năng lượng đang diễn ra tại nhiều nền kinh tế lớn như châu Âu, Trung Quốc và Mỹ.

Tại châu Âu, theo các số liệu vừa được công bố, chỉ số PMI hỗn hợp của Markit khu vực EU tháng 9 ở mức 56,2 điểm, tốt hơn dự báo của Investing là 56,1; Chỉ số PMI dịch vụ khu vực EU tháng 9 ở mức 56,4 điểm, tốt hơn dự báo của Investing là 56,3; Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 8 chỉ tăng 1,1% so với cùng kì tháng trước, và tăng 13,4% so với cùng kì năm ngoái.

Tại Mỹ, báo cáo từ Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tháng 9 tăng từ 61,9%, từ mức 61,7% trong tháng 8, cao hơn 2 điểm so với dự báo.

Nền kinh tế số 1 thế giới đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại nhưng nhiều chuyên gia tin rằng trong dài hạn, triển vọng vẫn tốt.

Về phía cung, sau cuộc họp chính sách ngày 4/10, OPEC+ đã quyết định giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày cho tới ít nhất tháng 4/2022, bất chấp lời kêu gọi từ một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ.

Giới đầu tư tin rằng, tốc độ tăng sản lượng này của OPEC+ là không đủ để đáp ứng nhu sự gia tăng các nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tình trạng cầu vượt cầu được dự báo sẽ lớn hơn khi các hoạt động khai thác ở bắc bán cầu có thể bị suy giảm khi mùa đông đến.

Ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, cho biết thị trường có khả năng lâm vào tình trạng thiếu nguồn cung trong vài tháng tới và OPEC khá lạc quan với tình hình đó.

Giá dầu đã tăng hơn 50% trong năm nay, làm gia tăng áp lực lạm phát khiến các quốc gia tiêu thụ dầu thô như Mỹ và Ấn Độ lo ngại sẽ làm trật mục tiêu phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 50%, thêm vào đó là áp lực lạm phát khiến các quốc gia tiêu thụ dầu như Mỹ và Ấn Độ lo ngại nền kinh tế sẽ khó phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Cuối tháng 9/2021, Ủy ban Kỹ thuật Hỗn hợp OPEC+ (JTC) dự kiến, nguồn cung dầu trong năm nay sẽ thiếu hụt 1,1 triệu thùng/ngày (bpd) và có thể dư thừa 1,4 triệu bpd trong năm tới. Tuy nhiên, bất chấp áp lực tăng sản lượng, OPEC+ lo ngại làn sóng nhiễm COVID-19 toàn cầu lần thứ 4 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu hồi phục.

Giám đốc nghiên cứu thị trường Gary Cunningham thuộc Tradition Energy cho biết, giá khí tự nhiên toàn cầu tăng mạnh có thể khiến các nhà máy điện chuyển từ khí đốt sang dầu. Điều đó có nghĩa là giá dầu thô vẫn được hỗ trợ ngay cả khi có một đợt giảm giá trong ngắn hạn.

An Mai
Ý kiến của bạn