Giá dầu lao dốc gần 7% phiên đầu tuần, thấp nhất trong 6 tuần qua
Giá dầu lập tức giảm mạnh sau khi OPEC+ đạt thoả thuận tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày kể từ tháng 5/2022 và sự lây lan của biến thể delta.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần qua sau khi OPEC đồng ý tăng sản lượng vào năm 2022, đồng thời biến thể delta phát tán nhanh chóng gây ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Chốt phiên 19/7, dầu thô Brent giảm 4,97 USD hay 6,8% xuống 68,62 USD/thùng. Dầu thô WTI giao tháng 8 hết hạn trong ngày 20/7 giảm 5,39 USD hay 7,5% xuống 66,42 USD/thùng. Dầu thô WTI giao tháng 9 giảm 5,21 USD xuống 66,35 USD/thùng.
Biểu đồ giá dầu thô Brent trong một năm qua.
Mới đây, OPEC và các đồng minh thống nhất tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày kể từ tháng 8/2021. Nhóm này cũng nhất trí phân bổ hạn ngạch sản lượng mới từ tháng 5/2022, giải quyết bất đồng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - vốn muốn được nâng hạn ngạch sản lượng cơ sở của mình lên.
Theo đó, kể từ tháng 5/2022, hạn ngạch sản lượng cơ sở của UAE, Iraq, Kuwait và Nga sẽ được tăng lên. UAE sẽ được tăng mức tăng sản lượng cơ sở thêm khoảng 332.000 thùng/ngày, trong khi Saudi Arabia và Nga tăng 500.000 thùng/ngày, và Kuwait tăng 150.000 thùng/ngày.
Tiến thêm một bước, OPEC lên kế hoạch chấm dứt tất cả các hạn chế sản lượng vào tháng 9 năm 2022. Cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo của OPEC sẽ diễn ra vào tháng 9.
Trong khi nguồn cung dầu được thiết lập tăng, một số quốc gia đang áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế người dân đi lại để kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore đều đang căng mình ứng phó với dịch bệnh. Các ca nhiễm mới ở Mỹ đã vượt xa tốc độ lây nhiễm trung bình toàn cầu trong khi Vương quốc Anh cũng báo cáo số ca nhiễm nhiều nhất trong ngày 17/7 kể từ tháng 1.
Đức NamCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.