Giá dầu tăng mạnh, PVN đạt 21.300 tỷ lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng, cao gấp 3 lần cùng kỳ
Theo PVN, kết quả kinh doanh nửa đầu năm khởi sắc nhờ giá dầu thô bình quân 6 tháng là 66,8 USD/thùng, vượt 48% giá kế hoạch đề ra. Ngoài ra, tổng chi phí tiết giảm nửa đầu năm ước đạt 1.691,6 tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch tiết giảm của năm 2021, đóng góp lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của Tập đoàn.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa công bố tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm, ghi nhận sản lượng dầu thô, condensate vượt 15% so với kế hoạch, sản lượng khai thác quy dầu đạt 9,68 triệu tấn.
Tương ứng, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 299.300 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn đạt 21.300 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ 2020. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) nửa đầu năm ước đạt 4,6%.
Theo PVN, kết quả kinh doanh nửa đầu năm khởi sắc nhờ giá dầu thô bình quân 6 tháng là 66,8 USD/thùng, vượt 48% giá kế hoạch đề ra. Ngoài ra, tổng chi phí tiết giảm nửa đầu năm ước đạt 1.691,6 tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch tiết giảm của năm 2021, đóng góp lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của Tập đoàn. PVN đã nộp ngân sách nhà nước đạt 45.200 tỷ đồng, vượt 42% kế hoạch 6 tháng, tăng 33% so với cùng kỳ 2020.
Nhận định về thị trường nói chung, theo PVN, trong 6 tháng đầu năm 2021, với việc thúc đẩy các chiến dịch tiêm vắc - xin trên quy mô lớn và thực thi các gói kích thích kinh tế, các nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, Trung Quốc và EU đã có những bước phục hồi kinh tế mạnh mẽ, dẫn dắt kinh tế toàn cầu. Dù vậy, kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là các vấn đề về tài chính, nợ công, lạm phát và sự phục hồi có sự phân hóa rõ nét phụ thuộc vào tiến trình tiêm chủng vắc-xin. Trong khi đó, vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn chưa tiếp cận được tới các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển và các nước kém phát triển, đồng thời đã và đang xuất hiện các biến thể mới của loại virus này.
Trong nước, 6 tháng đầu năm đã trải qua hai đợt bùng phát dịch COVID-19. Trong đó làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư hiện đang diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở Tp.HCM, các tỉnh phía Nam, nơi có nhiều đơn vị, công trình Dầu khí và một số khu công nghiệp, những địa bàn kinh tế năng động nhất đất nước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa… của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm 2021 dự báo sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát tình hình dịch COVID-19.
Bảo AnBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.