Giá gạo hôm nay 22/7: Giá lúa tươi và giá gạo đồng loạt giảm mạnh
Giá gạo hôm nay giảm từ 50 - 200 đồng/kg, do ảnh hưởng của giãn cách xã hội toàn vùng theo Chỉ thị 16 nên nhiều kho ngưng mua khiến giao dịch có phần trầm lắng, kéo giá lúa giảm.
Theo đó, giá gạo NL IR 504 giảm 200 đồng, xuống còn 7.000 đồng/kg; gạo TP IR 504 giảm 200 đồng, còn 8.200 đồng/kg; tấm 1 IR 504 giảm 150 đồng, còn 7.200 đồng/kg; Cám vàng giảm 50 đồng, còn 7.500 đồng/kg.
Tại các các chợ của An Giang, nếp ruột tiếp tục duy trì ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg…
Về giá lúa, tại An Giang, giá lúa hôm nay giảm 100 đồng/kg. Cụ thể, OM 9582 giảm 100 đồng, còn. 5.700 - 5.800 đồng/kg; Đài thơm 8 giảm 100 đồng, còn 5.900 - 6.100 đồng/kg.
Các giống lúa khác giữ ổn định. Cụ thể, OM 5451 giá 5.500 - 5.800 đồng/kg; OM 18 giá 6.000 - 6.300 đồng/kg; IR 50404 giá 5.200 - 5.600 đồng/kg; nếp vỏ tươi giá 4.200-4.400 đồng/kg; nếp tươi Long An giá 4.400 - 4.500 đồng/kg; Nếp vỏ khô 6.600 - 6.800 đồng/kg; IR 50404 (khô) 7.000 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; OM 6976 (tươi) 6.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 (tươi) 5.900-6.000 đồng/kg; OM 5451 giá 5.500 - 5.700 đồng/kg.
Trước những khó khăn do COVID-19, Bộ Công Thương đang làm việc với các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ các địa phương trong việc thu mua, vận chuyển hàng hóa, trong đó có lúa gạo.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu ổn định. Cụ thể, gạo 5% tấm ở mức 468-472 USD/tấn; gạo 25% tấm giá 448-452 USD/tấn; gạo 100% tấm 413-417 USD/tấn; Jasmine 558-562 USD/tấn.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019, đạt 405 - 412 USD/tấn.
Còn tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ ghi nhận ở mức 364 - 368 USD/tấn.
Hoài Thương (t/h)Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.