Giá gạo hôm nay 30/7: Gạo phụ phẩm tăng giảm trái chiều

Thị trường
10:47 AM 30/07/2021

Giá lúa gạo hôm nay ổn định, trong khi giá gạo phụ phẩm lại tăng giảm trái chiều

Theo đó, giá gạo cám vàng tăng 50 đồng, lên 7.450 đồng/kg, còn gạo tấm 1 IR 504 giảm 100 đồng, xuống 7.100 -7.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo hôm nay ổn định và đi ngang. Cụ thể, gạo NL IR 504 giá 7.100 đồng/kg; gạo TP IR 504 giá 8.100 đồng/kg. 

Giá gạo hôm nay 30/7: Gạo phụ phẩm tăng giảm trái chiều - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tại các các chợ của An Giang, giá gạo thơm Jasmine hôm nay giảm 500 đồng, còn 13.500-14.500 đồng/kg. Các gạo khác tiếp tục ổn định gồm: Nếp ruột tiếp tục duy trì ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg.

Về giá lúa, tại An Giang, giá lúa hôm nay chững lại sau phiên điều chỉnh hôm qua. Cụ thể, OM 5451 giá 5.500 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 18 giá 6.200 - 6.400 đồng/kg; OM 6976 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg; nếp Long An (tươi) giá 4.750 - 4.850 đồng/kg; nếp vỏ (tươi) 3 tháng 4.000 - 4.200 đồng/kg; Nếp vỏ (tươi) 3 tháng rưỡi 4.200 - 4.700 đồng/kg; IR 50404 giá 4.800 - 5.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 (tươi) giá 5.800 - 6.000 đồng/kg; OM 9582 giá 5.700 - 5.750 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 6.100 - 6.200 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Theo các doanh nghiệp, việc áp dụng nghiêm các quy định của Chỉ thị 16 đang khiến thu hoạch lúa bị chậm lại, nhiều doanh nghiệp ngưng mua vì đội chi phí cao.

Tại thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu không có biến động, vẫn duy trì mức thấp nhất trong hơn 16 tháng. Trong đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giữ giá 395 - 400 USD/tấn.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
ADB: Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050 ADB: Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050

Theo ADB, dự kiến số người từ 60 tuổi trở lên ở Châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ tăng gần gấp đôi lên tới 1,2 tỷ người vào năm 2050—tương đương một phần tư dân số—làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.