Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua

Thị trường
10:15 AM 07/02/2023

Đầu tháng 2, giá gạo trên thị trường thế giới biến động khá mạnh. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã nhận được hàng loạt đơn hàng lớn khi vừa khai xuân và kỳ vọng ngành gạo tiếp tục tỏa sáng trong năm 2023.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua - Ảnh 1.

Gạo Việt Nam giữ giá cao trong tháng đầu năm 2023

Theo đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua. 

Tại thị trường trong nước, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL diễn biến tăng trong tháng 1/2023, với mức tăng tùy thuộc vào nhu cầu đối với từng chủng loại lúa.

Cụ thể, tại An Giang, lúa thường IR50404 ở mức 6.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 12/2022; lúa chất lượng cao OM 5451 ở mức 6.400 đồng/kg, ổn định so với tháng trước.

Tại Kiên Giang, lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg, từ 6.800 – 7.000 đồng/kg lên 7.000 – 7.300 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 tăng 300 đồng/kg, từ 7.000 – 7.200 đồng/kg lên 7.200 – 7.500 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 vụ Đông Xuân sớm tăng mạnh từ 6.300 đồng/kg lên 7.300 đồng/kg.

Tuy nhiên, mức giá này hiện vẫn thấp hơn gạo Thái Lan 20 USD và thấp hơn gạo Pakistan 10 USD/tấn. Trước đó, vào tháng 12/2022, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam duy trì ở mức cao nhất thế giới với khoảng 438 USD/tấn; gạo 25% ở mức 418 USD/tấn (cao hơn gạo Thái Lan cùng loại khoảng 20 USD/tấn).

Gạo Việt đã thâm nhập sâu vào những thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc khối Ả Rập. Trong đó, điển hình là gạo thơm ST24, ST25 được xuất khẩu sang nhiều nước, với giá gấp hơn 2 lần gạo trắng thông thường.

Trước đó, giá gạo xuất khẩu trong vài tháng gần đây liên tục tăng vọt. Cụ thể vào cuối tháng 12/2022, giá gạo 5% tấm đạt 455 USD/tấn, cao hơn 11 USD/tấn so với tháng 11. Đến cuối tháng 1/2023, giá loại gạo này tăng lên 467 USD/tấn, cao hơn 12 USD so với tháng trước. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm cuối tháng 1/2023 cũng ghi nhận tăng cao ở mức 439 USD/tấn, tăng 14 USD so với tháng trước.

Trao đổi với các cơ quan báo chí ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết giá gạo xuất khẩu trong tháng đầu năm 2023 tăng cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị, xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có hồi kết, các quốc gia có nhu cầu dự trữ lương thực nhiều hơn. 

Hiện nay, nhiều nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Philipines, châu Phi đang tích cực thu mua gạo dự trữ. Riêng Philipines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu cho năm 2023 khi nước này quyết định duy trì thuế nhập khẩu ở mức 35%.

Những tín hiệu tích cực từ thị trường đã thúc đẩy nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Các doanh nghiệp đã ký nhiều hợp đồng cung cấp gạo giao từ nay đến đầu quý 2/2023 cho các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, châu Âu, Australia và Mỹ, số lượng lên đến gần 1.500 container, tương đương khoảng 30.000 tấn, chủ yếu gạo chất lượng cao và gạo thơm.

Tại cuộc họp mới đây bàn về xuất khẩu ngành lúa gạo, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong khó khăn, ngành lúa gạo vẫn luôn giữ được đà tăng trưởng tốt. Đáng mừng là xuất khẩu gạo đang tăng cả về giá và số lượng, thậm chí có những thời điểm, giá gạo của Việt Nam có giá trị cao hàng đầu thế giới. 

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.