Giá lúa gạo hôm nay 21/7: Lúa tiếp đà tăng từ 100-200 đồng
Trong khi giá gạo giữ ổn định thì giá lúa tiếp tục tăng do các tỉnh đẩy mạnh triển khai theo hướng tạo điều kiện cho thương lái, doanh nghiệp lưu thông, vận chuyển lúa khi đang giãn cách xã hội.
Tại An Giang, giá lúa hôm nay tăng từ 100-200 đồng/kg. Cụ thể OM 5451 tăng 300 đồng, lên 5.500 - 5.800 đồng/kg; OM 18 tăng 100 đồng, lên 6.000 - 6.300 đồng/kg.
Các giống lúa khác hiện không có biến động: IR 50404 giá 5.200 - 5.600 đồng/kg; nếp vỏ tươi giá 4.200-4.400 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 6.000 - 6.200 đồng/kg; nếp tươi Long An giá 4.400 - 4.500 đồng/kg; Nếp vỏ khô 6.600 - 6.800 đồng/kg; IR 50404 (khô) 7.000 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; OM 6976 (tươi) 6.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 (tươi) 5.900-6.000 đồng/kg; OM 5451 giá 5.500 - 5.700 đồng/kg.
Hiện tại nhiều tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa Hè thu, các giống lúa được nhiều tỉnh trồng là Đài thơm 8, OM 18, OM 5451. Nhiều nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ nên các tỉnh đã hỗ trợ thương lái, doanh nghiệp có điều kiện lưu thông, vận chuyển lúa.
Giá gạo hôm nay vẫn giữ ổn định và đi ngang. Cụ thể gạo NL IR 504 giá 7.200 -7.300 đồng/kg; gạo TP IR 504 giá 8.400- 8.500 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ổn định 7.250-7.350 đồng/kg; Cám vàng ổn định 7.550 đồng/kg.
Tại các chợ của An Giang, nếp ruột tiếp tục duy trì ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg…
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu ổn định. Cụ thể, gạo 5% tấm ở mức 468-472 USD/tấn; gạo 25% tấm giá 448- 452 USD/tấn; gạo 100% tấm 413-417 USD/tấn; Jasmine 558-562 USD/tấn.
Theo các thương lái, hôm nay gạo về nhiều tuy nhiên chất lượng giảm. Hiện khách hàng từ Philippines hỏi mua nhiều với lúa OM 5451 và Đài thơm 8.
Hoài Thương (t/h)Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.