Giá lúa gạo hôm nay 29/7: Lúa quay đầu tăng trong khi gạo biến động giảm
Giá lúa hôm nay bất ngờ quay đầu tăng 100 đồng trong khi giá gạo lại biến động giảm từ 100-200 đồng/kg.
Tại An Giang, giá lúa OM 5451 tăng 100 đồng, lên 5.500 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 18 tăng 100 đồng, lên 6.200 - 6.400 đồng/kg.
Bên cạnh hai giống lúa tăng kể trên, lúa OM 6976 giảm 100 đồng, xuống 5.100 - 5.200 đồng/kg; nếp Long An (tươi) giảm 50 đồng, xuống 4.750 - 4.850 đồng/kg.
Các giống lúa khác giữ ổn định gồm: Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng 4.000 - 4.200 đồng/kg; Nếp vỏ (tươi) 3 tháng rưỡi 4.200 - 4.700 đồng/kg; IR 50404 giá 4.800 - 5.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 (tươi) giá 5.800 - 6.000 đồng/kg; OM 9582 giá 5.700 - 5.750 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 6.100 - 6.200 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, việc thực hiện giãn cách xã hội toàn vùng theo Chỉ thị 16 đang khiến việc thu mua lúa tại nhiều địa phương gặp khó khăn. Thêm vào đó, việc nhiều kho ngưng mua hàng cũng tác động tới thị trường, kéo theo việc giao dịch lúa gạo chậm hơn.
Với giá gạo, hôm nay giảm từ 100-200 đồng/kg. Cụ thể, gạo NL IR 504 giảm 200 đồng, xuống còn 7.100 đồng/kg; gạo TP IR 504 giảm 100 đồng, còn giá 8.100đồng/kg; cám vàng giảm 100 đồng, còn 7.400 đồng/kg. Riêng tấm 1 IR 504 giá ổn định ở mức 7.200 đồng/kg.
Theo các thương nhân, hiện nay việc xuất khẩu gạo của nhiều doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt do các đối thủ liên tục hạ giá. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang ngưng ký kết đơn hàng mới và chỉ giao những đơn hàng đã ký kết.
Tại các các chợ của An Giang, giá gạo thơm Jasmine hôm nay giảm 500 đồng, còn 13.500-14.500 đồng/kg. Các gạo khác tiếp tục ổn định gồm: Nếp ruột tiếp tục duy trì ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg.
Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá 400-404 USD/tấn, trong khi của Ấn Độ và Pakistan chào bán cùng mức giá là 383-387 USD/tấn và của Thái Lan là 390-394 USD/tấn.
Giá gạo của Việt Nam đã tiệm cận so với các đối thủ cạnh tranh, mà cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ cao hơn Thái Lan 10 USD/tấn, cao hơn Ấn Độ và Pakistan là 17 USD/tấn.
Báo cáo của VFA cho thấy, luỹ kế xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 7/2021 đạt 3,326 triệu tấn, với trị giá xuất khẩu đạt 1,805 tỉ USD, giảm 10,31% về lượng và 0,15% về giá trị so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý, đó là trong nửa đầu tháng 7/2021 - thời điểm giá gạo Việt Nam đã được điều chỉnh giảm sâu và cạnh tranh hơn so với các đối thủ - xuất khẩu gạo Việt Nam đã có mức tăng rất mạnh, đạt 297.897 tấn với trị giá 156,643 triệu USD, tăng 59,34% về lượng và 72,71% về giá trị so với cùng kỳ.
Với xu hướng lạc quan như nêu trên, kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục khởi sắc do mức giá chào xuất khẩu của Việt Nam đã khá cạnh tranh nếu so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
An Mai (t/h)Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.