Giá lương thực thế giới cao kỷ lục
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới đã đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua, trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn.
- Đại sứ Ukraine: "Căng thẳng Nga - Ukraine sẽ đẩy giá lương thực ở châu Á tăng vọt"
- Không chỉ giá dầu, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá lương thực thế giới tăng mạnh
- Thói quen hàng nghìn năm của Trung Quốc khiến giá lương thực cao nhất 10 năm: Tích trữ 69% ngô, 60% gạo và 51% lúa mỳ dự trữ toàn cầu
Theo FAO, chỉ số giá lương thực trong tháng 3 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức trung bình 159,3 điểm. Cụ thể, chỉ số giá ngũ cốc của FAO tăng 17% trong tháng 3, đạt mức cao kỷ lục, trong khi chỉ số giá dầu thực vật tăng 23%, cũng là mức tăng chưa từng có.
FAO cho biết giá đường và các sản phẩm từ sữa cũng tăng mạnh trong tháng 3.
Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng, giá vẫn có thể tăng cao hơn nữa. Giá lương thực cao hơn sẽ làm tăng lạm phát trên diện rộng trong khi các nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Xung đột Nga - Ukraine đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong khu vực trọng yếu ở Biển Đen, làm gia tăng áp lực lên dòng chảy thương mại toàn cầu và gây ra sự thiếu hụt các mặt hàng chủ lực như lúa mì và dầu ăn. Điều đó đã khiến giá lương thực lên mức kỷ lục.
Ngoài ra, nông dân trên khắp thế giới tiếp tục phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và tác động của biến đổi khí hậu.
Tháng trước, FAO cảnh báo giá lương thực và thực phẩm có thể tăng 20% do cuộc xung đột tại Ukraine, làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới.
FAO cũng giảm mức dự báo sản lượng lúa mỳ toàn cầu trong năm 2022 từ 790 triệu tấn xuống còn 784 triệu tấn do lo ngại rằng ít nhất 20% khu vực trồng cấy vụ Đông ở Ukraine có thể không có sản phẩm thu hoạch.
Erin Collier, Chuyên gia kinh tế tại FAO, cho biết chi phí tăng cao đang thúc đẩy một số quốc gia ngừng nhập khẩu, tìm kiếm nhà cung cấp mới hoặc giải phóng bớt các kho dự trữ trong nước. Mặc dù đây không phải là giải pháp khắc phục lâu dài.
FAO đã phải nâng triển vọng dự trữ ngũ cốc toàn cầu, thường là một dấu hiệu tốt cho nguồn cung, nhưng hiện tại, động thái này phần lớn là do ngũ cốc bị mắc kẹt ở khu vực Biển Đen. Xuất khẩu của Ukraine sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột. Các lô hàng lúa mì giảm 5 triệu tấn và ngô giảm 12,5 triệu tấn so với ước tính trước đó. Những thách thức về vận chuyển hàng hóa và tài chính cũng đang ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng của Nga.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi Bắc bộ lần thứ 4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao hơn bình quân chung cả nước (ước đạt 6,8%-7%) và là vùng cao nhất cả nước.