Giá lương thực toàn cầu lên mức cao nhất trong một thập kỷ
Thước đo về chi phí lương thực thế giới đã tăng tháng thứ 12 liên tiếp, cũng là mức tăng dài nhất ghi nhận trong 10 năm qua.
Giá lương thực toàn cầu kéo dài đà tăng, lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ. Điều này làm gia tăng lo ngại về các hoá đơn hàng hoá phình to khi các nền kinh tế đang nỗ lực thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19.
Chỉ số giá lương thực thế giới của FAO đã tăng tháng thứ 12 liên tiếp trong tháng 5 vừa qua - mức tăng dài nhất trong một thập kỷ. Điều này làm dấy lên nguy cơ lạm phát trên diện rộng, làm phức tạp thêm nỗ lực của các ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế.
Chỉ số giá lương thực của FAO đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
Hạn hán ở các vùng trồng trọt quan trọng của Brazil đang làm tê liệt các loại cây trồng từ ngô đến cà phê. Tăng trưởng sản lượng dầu thực vật tại Đông Nam Á cũng đã chậm lại. Điều này làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất chăn nuôi, có nguy cơ làm căng thẳng thêm các kho dự trữ ngũ cốc toàn cầu, vốn đã cạn kiệt do nhu cầu của Trung Quốc tăng cao.
Tình trạng hiện tại khiến người ta nhớ về những năm 2008 – 2011, khi giá cả tăng vọt dẫn đến bạo loạn lương thực ở hơn 30 quốc gia.
"Chúng tôi chưa kịp chuẩn bị cho những tình huống đột biến. Chúng tôi chưa sẵn sàng cho gia tăng nhu cầu ở bất kỳ quốc gia nào", Abdolreza Abbassian – nhà kinh tế cao cấp của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho biết. "Bất kỳ điều gì đó tăng đột biến có thể đẩy giá lên cao hơn hiện tại. Chúng tôi cảm thấy lo lắng".
Mức tăng kéo dài của các mặt hàng thiết yếu đang gây ảnh hưởng lớn. Từ Kenya đến Mexcio, các quốc gia đều đưa ra báo cáo về việc giá thực phẩm cao hơn. "Nỗi đau" có thể đặc biệt rõ rệt ở một số quốc gia nghèo đồng thời phụ thuộc vào nhập khẩu. Các quốc gia này có sức mua và mạng lưới an toàn xã hội khá hạn chế khi phải vật lộn với đại dịch Covid-19.
Chỉ số giá do FAO theo dõi đang leo thang ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Mức tăng 4,8% của tháng trước là mức cao nhất trong hơn 10 năm. 5 thành phần quan trọng của chỉ số này đều tăng trong tháng 5, dẫn đầu là dầu thực vật, ngũ cốc và đường.
Giám đốc điều hành của BrackRock Fink cho biết ông nhìn thấy khả năng xảy ra "cú sốc lớn" từ lạm phát. Tình trạng đói kém trên thế giới đã trở nên tồi tệ nhất trong nhiều năm khi đại dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng lương thực, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt và xung đột chính trị.
Cách đây một thập kỷ, có những yếu tố khác làm trầm trọng thêm vấn đề chi phí lương thực tăng vọt. Chẳng hạn, giá dầu khi đó tăng gần 150 USD/thùng – gấp đôi mức hiện tại. Khi đó cũng xuất hiện một làn sóng hạn chế thương mại từ các chủ hàng ngũ cốc lớn.
Giá của 5 loại lương thực, thực phẩm quan trọng đều tăng so với năm trước.
Giá gạo, một trong những mặt hàng lương thực chính của thế giới, vẫn giảm trong giai đoạn giá nông sản tăng vọt hiện nay. Tình trạng tăng giá lương thực được thúc đẩy bởi việc Trung Quốc mua ngũ cốc nước ngoài với sản lượng "khổng lồ, không thể đoán trước" và dự trữ thế giới tương đối ổn định, Abbassian nói. Thời tiết mùa hè trên khắp Bắc bán cầu sẽ rất quan trọng để xác định xem thu hoạch của Mỹ và châu Âu có thể bù đắp cho sự thiếu hụt lương thực ở các khu vực khác hay không.
"Chúng ta không ở trong hoàn cảnh như những năm 2008 – 2010 khi lượng hàng tồn kho thực sự thấp và rất nhiều yếu tố bất lợi xảy ra", Abbassian nói. "Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước một ranh giới. Đường biên đó cần được theo dõi rất chặt chẽ trong vài tuần tới bởi vì thời tiết sẽ là một trong những yếu tố quyết định".
Tham khảo: Bloomberg
Đức NamTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.