Giá năng lượng và nguyên liệu tăng gây áp lực cho doanh nghiệp
Biến động giá năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào là khó khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt, đó là nhận định của của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) trong một báo cáo công bố mới đây.
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, ghi nhận top 5 khó khăn cộng đồng các doanh nghiệp VNR500 đang gặp phải bao gồm: biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, rủi ro từ chuỗi cung ứng, sức ép đến từ tỷ giá gia tăng và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm. Trong 5 khó khăn này, biến động giá năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào đang là khó khăn hàng đầu, đè nặng lên các doanh nghiệp.
Theo thống kê mới nhất, 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6 % so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý, chỉ số nhập khẩu cũng tăng rất cao đạt mức 10,7% so với cùng kỳ 2021, trong đó nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất chiếm 90%.
Việc phụ thuộc quá vào nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp gặp phải trở ngại rất lớn đến từ giá nguyên liệu sản xuất.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, có 78,8% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng lên đối với chi phí nguyên vật liệu, trong đó có đến 19,7% số doanh nghiệp báo cáo khoản chi này đã tăng lên đáng kể. Gần 50% số doanh nghiệp dự báo tình trạng này còn tiếp diễn đến cuối năm 2023, thậm chí, 38% số doanh nghiệp cho rằng còn kéo dài sau năm 2023.
Báo cáo của Vietnam Report nhận định, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới phức tạp, đầy biến động khó lường vượt qua khỏi dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, chặng đường tăng trưởng và phục hồi của các doanh nghiệp lại càng gian nan. Doanh nghiệp vừa phải tiếp tục đối mặt với những hậu quả từ đại dịch gây ra, vừa phải xử lý những khó khăn mới từ giá cả hàng hoá, vật tư, nguyên liệu tăng cao, rủi ro chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, do độ mở của nền kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới lớn, cùng với những dự báo nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn suy thoái, lạm phát tăng cao sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhật HàTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.