Giá ô tô đã qua sử dụng mạnh gần 14% so với cùng kỳ
Thị trường giá ô tô đã qua sử dụng đã giảm mạnh tới 13,8% so với cùng kỳ nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch do nhu cầu cao hơn.
Dữ liệu từ 15 ngày đầu tiên của tháng 2 cho thấy, giá bán buôn xe qua sử dụng đã giảm đáng kể, do sự thay đổi về loại xe, quãng đường và các yếu tố mùa vụ.
Cụ thể, giá ô tô đã qua sử dụng giảm mạnh 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự thay đổi đáng chú ý trong động lực thị trường. So với tháng 1 năm 2024, giá đã giảm 0,9%, theo báo cáo của Cox Auto.
Tất cả các phân khúc đều sụt giảm, trong đó xe ô tô hạng sang dẫn đầu mức giảm 13,2% so với tháng 2 năm 2023, tiếp theo là xe ô tô SUV (13,5%), xe nhỏ gọn (16,9%), xe hạng trung (15,9%) và xe bán tải (14,6%).
Tương tự, giá ô tô đã qua sử dụng ở tất cả các phân khúc chính đều giảm theo tháng. So với tháng 1, ô tô cỡ nhỏ chỉ mất 0,7% và ô tô cỡ trung chỉ mất 0,1% giá trị, trong khi toàn ngành ô tô mất 0,9%. Tuy nhiên, giá ô tô đã qua sử dụng ở phân khúc xe bán tải và phân khúc hạng sang lại giảm lần lượt 1,7% và 1,1%.
Giá ô tô đã qua sử dụng ở phân khúc xe điện, nó mất nhiều giá trị hơn so với ngành tính theo từng năm nhưng ít hơn theo tháng. Theo Cox Auto báo cáo rằng giá xe điện đã giảm 16,1% so với tháng 2 năm 2023, nhưng chỉ giảm 0,3% so với tháng 1.
Chỉ số giá trị xe đã qua sử dụng Manheim, đo lường giá trị trung bình của xe đã qua sử dụng, cho thấy giá ô tô đã qua sử dụng đang ở mức thấp nhất kể từ đầu đại dịch, nhưng vẫn chưa giảm xuống mức trước khi phong tỏa.
Đó là do nhu cầu tiếp tục và nguồn cung thấp. Tỷ lệ chuyển đổi doanh số bán hàng trung bình hàng ngày trong nửa đầu tháng 2 là 59,1%, vẫn cao hơn so với tháng 2 năm 2019, khi tỷ lệ trung bình hàng ngày là 55,3% - điều đó cho thấy nhu cầu ngày nay mạnh hơn so với thời điểm đó.
Ngoài ra, nguồn cung xe bán buôn trong 15 ngày đầu tháng 2 thắt chặt hơn bình thường và nguồn cung xe trong ngày thấp hơn đáng kể so với năm 2019, trước khi đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường.
Dù giá xe cũ đã được điều chỉnh giảm sâu nhằm "níu" chân khách hàng nhưng cầu vẫn không tăng. Để đẩy nhanh hàng tồn, nhiều chủ cửa hàng xe cũ không chỉ "cắn răng" giảm giá mà còn phải liên hệ, kết nối với một số ngân hàng để triển khai chương trình cho vay trả góp để đẩy nhanh hàng tồn. Trước đây, chương trình này chỉ áp dụng với xe máy, ô tô mới với giá trị lớn.
Một số cửa hàng thậm chí còn tạo điều kiện đặc biệt cho khách bằng cách cho vay trả góp trực tiếp với chủ cửa hàng, không cần thông qua ngân hàng để tiết kiệm thời gian làm thủ tục và "né" được lãi suất cho vay.
Nhiều cửa hàng ô tô cũ chấp nhận cho khách mua trả góp 6 - 12 tháng đối với cả những mẫu xe đời cũ, mẫu không được chuộng, bị mất giá nhanh. Cửa hàng đứng ra bảo lãnh nên thủ tục trả góp rất đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Thậm chí, với khách không muốn mua xe trả góp nhưng chưa đủ tiền trả ngay 1 lần, cửa hàng sẵn sàng cho khách nợ tiền 10% - 40% không tính lãi trong vòng 1 - 2 tháng.
Sau giai đoạn tăng trưởng, thị trường ô tô Việt Nam giờ đây đang đối mặt với không ít khó khăn để có thể đạt được những mục tiêu doanh số. Nhiều kiến nghị, đề xuất đã được đưa ra, các nhà sản xuất kinh doanh cũng đang nỗ lực giảm giá kích cầu… trong khi đó áp lực lạm phát, lãi suất vay tăng cao vẫn đang khiến nhiều người Việt tạm gác lại kế hoạch mua sắm xe hơi.
An Mai (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.