Giá quặng sắt có dấu hiệu đã qua "đỉnh" và bắt đầu đi xuống theo giá thép

Thị trường
07:14 PM 05/03/2021

Giá sắt thép trên thị trường Trung Quốc hôm nay (5/3) giảm mạnh do các nhà đầu tư giảm bớt lạc quan vào triển vọng nhu cầu thép ở thị trường sản xuất thép lớn nhất thế giới này.

Hợp đồng quặng sắt giao dịch nhiều nhất - kỳ hạn tháng 5 - trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên 5/3 cũng là kết thúc tuần này giảm 3,3% xuống 1.127,50 CNY (174,07 USD)/tấn. Trên sàn Singapore hôm nay, giá quặng sắt cũng giảm 2% xuống 168,30 USD/tấn.

Phiên liền trước (4/3), giá hợp đồng quặng ở Đại Liên đạt mức cao kỷ lục ít nhất trong một thập kỷ, là 1.185 CNY/tấn. Tương tự, quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu vào Trung Quốc cũng cao kỷ lục nhiều năm, là 179,50 USD/tấn.

Tuy nhiên, do giá giảm nhanh nên tính chung cả tuần, giá nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất thép này giảm 0,1%, là tuần giảm đầu tiên trong năm nay, do hoạt động bán tháo mạnh mẽ.

Giá thép đã đảo chiều giảm nhanh từ vài ngày nay. Hôm nay, giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải giảm 3,1% so với hôm qua, thép cuộn cán nóng giảm 2,9%, trong khi thép không gỉ giảm 0,2%.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc

Giá quặng sắt có dấu hiệu đã qua đỉnh và bắt đầu đi xuống theo giá thép - Ảnh 1.

Một phần trong nỗ lực thúc đẩy chương trình chuyển đổi xanh cho ngành thép khổng lồ của Trung Quốc là hoàn thành mục tiêu khí thải theo tiêu chí mới cho công suất 530 triệu tấn thép, theo kế hoạch phát triển 5 năm của nước này.

Ông Widnell cho biết: "Đáng chú ý hơn cả là chu kỳ tái cung ứng theo mùa đối với mặt hàng thép của quốc gia này sắp kết thúc, lượng dự trữ trong kho tăng chậm lại, có nghĩa là các nhà máy thép bắt đầu hạn chế công suất sản xuất thép".

Hiện lượng quặng lưu trữ tại các cảng biển của Trung Quốc đạt mức cao nhất 3 tháng, là 127,9 triệu tấn.

Tham khảo: Reuters

Vân Chi
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.