Giá quặng sắt tăng trở lại sau 4 tuần giảm liên tiếp
Giá quặng sắt tăng trở lại tuần đầu tiên sau 4 tuần giảm do nhu cầu thép ở Trung Quốc gia tăng, lượng thép tồn trữ của các nhà máy thép nước này giảm và lũ lụt ở Australia gây lo ngại ảnh hưởng đến nguồn cung quặng sắt thế giới.
Phiên cuối tuần qua (26/3), hợp đồng quặng sắt tham chiếu trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 2% lên 1.088 CNY/tấn, kéo dài chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Nhờ đó, tính chung cả tuần qua, giá nguyên liệu chính trong sản xuất thép đã tăng 1,9%, bất chấp việc đã giảm 4,5% ở phiên đầu tuần khi có thông tin về việc Trung Quốc mạnh mẽ chống ô nhiễm môi trường.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên – tham chiếu cho thị trường Châu Á – phiên vừa qua tăng 2% lên 1.088 CNY/tấn, là phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Tính chung cả tuần, giá tăng 1,9%, bất chấp việc giảm tới 4,5% ở phiên đầu tuần. Nhu cầu quặng sắt ở Trung Quốc đang gia tăng trong khi lượng thép tồn kho ở nước này giảm.
Trên sàn Singapore cùng phiên giá cũng tăng 0,4% lên 156,25 USD/tấn; trong khi quặng hàm lượng 62% sắt nhập khẩu vào cảng biển Trung Quốc tăng 0,4% lên 156,25 USD/tấn.
Mức tăng giá quặng sắt Châu Á từ đầu năm đến nay
Tồn trữ 5 loại thép chính của 184 nhà máy thép Trung Quốc trong tuần 18 - 23/4 đã giảm 3,3% so với tuần trước đó do nhu cầu tăng, là tuần thứ 5 liên tiếp lượng tồn trữ liên tục giảm, theo dữ liệu của công ty tư vấn Mysteel.
Các nhà phân tích của hãng Sinosteel Futures cho biết lượng tồn trữ của các nhà máy thép Trung Quốc sụt giảm liên tục báo hiệu nhu cầu trong nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm.
Giá thép Trung Quốc cũng tăng ở phiên 26/3, theo đó giá thép thanh vằn (dùng trong xây dựng) kỳ hạn tháng 5 trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 1,2% lên 4.934 CNY/tấn, trong khi thép cuộn cán nóng (dùng trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng) giao cùng kỳ hạn vững ở 5.195 CNY/tấn.
Thị trường đang theo dõi các diễn biến làm gia tăng nguy cơ thắt chặt cung nguyên liệu ngành thép như lũ lụt ở Australia, kênh đào Suez bị chặn.
Các chiến lược gia hàng hóa của ngân hàng ANZ cho biết: "Lũ lụt ở Australia có thể khiến nguồn cung quặng sắt vốn đang bị thắt chặt sẽ càng khan hiếm hơn nữa".
Australia gần đây đã phải hứng chịu trận lụt nghiêm trọng do những đợt mưa lớn nhất trong vòng nửa thập kỷ qua gây lũ lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản từ thị trường này ra thế giới. Giá quặng sắt Australia đã bắt đầu tăng lên vì lý do này.
Giá quặng sắt Australia (giao tới kho ngoại quan cảng biển Trung Quốc) đang hồi phục trở lại
Trong khi đó, kênh đào Suez bị tắc nghẽn một tuần nay và có nguy cơ tình trạng này sẽ kéo dài vài tuần làm "dấy lên lo ngại về việc chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn, đặt biệt là hàng hóa thô", theo nhận định của chuyên gia kinh tế Howie Lee của ngân hàng OCBC, Singapore.
Triển vọng thị trường quặng sắt quý II/2021
Bất chấp việc giá quặng sắt gần đây giảm, giá mặt hàng này vẫn đang được xác định bởi yếu tố cơ bản: cung – cầu. Giá dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong vài tháng tới.
Atilla Widnell, giám đốc điều hành của Navigate Commodities ở Singapore, phân tích rằng: "Mọi người đang nghĩ tới một viễn cảnh đẹp đẽ, theo đó thị trường sắt thép của Trung Quốc trong tương lai sẽ hoạt động hợp lý vì họ đã hiểu được tác động của việc cắt giảm công suất thép", song "Thật ngây thơ nếu tin rằng Trung Quốc có thể cắt giảm sản lượng thép theo đúng kế hoạch mà họ đã vạch ra cho ngắn hạn, vì nước này sẽ không thể tự cung tự cấp đủ khối lượng nguyên kiệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong nước năm 2021."
Sản lượng thép thô thé giới hàng tháng, trong đó sản lượng của Trung Quốc vẫn cao
Nhu cầu quặng sắt cho ngành thép của Trung Quốc sẽ tiếp tục là yếu tố chính giữ giá quặng sắt ở mức cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá thép dự báo cũng khó có thể tăng mạnh nữa.
Nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ. Theo đó, khối lượng nhập khẩu trong tháng 1 và 2 đạt 181,5 triệu tấn, so với 176,6 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu từ Austraalia và Brazil tăng 11% lên 164 triệu tấn.
Xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay còn tăng mạnh hơn, tăng mạnh 30% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu các sản phẩ mtheps cũng tăng 17,4% lên 2,4 triệu tấn.
Trong khi Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục các công ty cắt giảm sản lượng thép thô trong năm 2021 để đáp ứng mục tiêu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự trung hòa carbon vào năm 2060 thì Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc vẫn dự báo nhu cầu thép sẽ tăng trong năm nay, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào ngành thép.
Năm nay, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu thép phế trở lại nhưng theo tiêu chuẩn mới của nước này, trong khi các nhà sản xuất thép lớn của Trung Quốc đang xây dựng các doanh nghiệp tái chế phế liệu kim loại cho riêng mình.
Tham khảo: Reuters, Spglobal
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.