Giá thép liên tục giảm do nhu cầu tiêu thụ chậm

Nhịp đập thị trường
11:01 AM 25/08/2023

Một số thương hiệu thép trong nước điều chỉnh giảm sâu giá thép xây dựng. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ 18 liên tiếp.

Đà giảm của giá thép xây dựng trong nước vẫn chưa dừng lại. Một số doanh nghiệp thép trong nước vừa thông báo giảm 100.000-810.000 đồng/tấn đối với các sản phẩm thép xây dựng.

Giá thép liên tục giảm do nhu cầu tiêu thụ chậm - Ảnh 1.

Giá thép liên tục giảm do nhu cầu tiêu thụ chậm. Nguồn: Internet

Theo số liệu từ Steel Online, so với lần điều chỉnh vào ngày 17/8, ở đợt giảm giá lần này, thương hiệu Thép Vina Kyoei có mức giảm mạnh nhất. Theo đó, ở khu vực miền Nam, Thép Vina Kyoei đồng loạt giảm 810.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, xuống lần lượt 14,82 triệu đồng/tấn và 15,02 triệu đồng/tấn.

Tương tự, tại lần điều chỉnh này, Thép Hòa Phát cũng giảm giá rất mạnh cho các sản phẩm.

Cụ thể, tại miền Bắc, Thép Hòa Phát tiến hành giảm 410.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá của hai dòng thép này lần lượt ở mức 13,53 triệu đồng/tấn và 13,74 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, thép cuộn CB240 Hòa Phát được điều chỉnh giảm 210.000 đồng/tấn, hiện ở mức 13,53 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 sau khi giảm 150.000 đồng/tấn còn 13,74 triệu đồng/tấn.

Ở khu vực miền Nam, Thép Hòa Phát giảm tới 510.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 xuống 13,53 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 hạ 200.000 đồng/tấn, về 13,79 triệu đồng/tấn.

Tương tự, Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 100.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, giá còn 13,64 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 13,79 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng tiến hành giảm 100.000 đồng/tấn thép đối với thép cuộn CB240, đưa giá bán còn 13,5 triệu đồng/tấn; sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ giá 13,7 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, giá bán về mức 14,04 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm sản phẩm thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 14,24 triệu đồng/tấn.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã trải qua 18 lần giảm liên tiếp, tuỳ thương hiệu mà tần suất điều chỉnh giá khác nhau.

Hiện giá thép trong nước dao động phổ biến quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép liên tục giảm trong thời gian qua là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Hiện các dự án dân dụng khởi công ít, dự án cao tốc không đủ tạo cú hích cho thị trường. Khối xây dựng tư nhân cũng tạm thời đang chờ đợi thêm những tín hiệu khác trước khi xuống tiền. Mặt khác, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Trước thực trạng này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đề nghị Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền về các kiến nghị của Hiệp hội, xây dựng quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Theo các chuyên gia ngành thép, chỉ đạo của Chính phủ là cần thiết và hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, ngành thép đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất, trong đó có phòng vệ thuế quan (chống bán phá giá, chống trợ cấp) và phi thuế quan.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong thực hiện Chương trình OCOP Hà Nội dẫn đầu cả nước trong thực hiện Chương trình OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, TP của cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.