Giá thép tăng phi mã, Chính phủ yêu cầu tăng năng lực sản xuất thép trong nước

Thị trường
04:51 PM 11/05/2021

Trước diễn biến giá thép tăng cao trong thời gian vừa qua, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước.

Theo thông tin từ Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ, tại cuộc họp về điều hành giá những tháng cuối năm 2021, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cần nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Trước đó, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có công văn kiến nghị Chính phủ về giá thép xây dựng. Theo đó, giá thép xây dựng trong nước đã đến 45% trong 5 tháng đầu năm đã gây thiệt hại cho các nhà thầu do các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở xây dựng, mà các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời.

Trước diễn biến về tình hình giá thép trong nước tăng đột biến, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có công văn gửi các doanh nghiệp thành viên khuyến nghị tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các doanh nghiệp tăng cường hợp tác phối hợp ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước. Tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước.

Lý giải về việc giá thép tăng phi mã, có thời điểm tăng đến 45%, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào thế giới. Thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó dịch bệnh khiến thời gian giao hàng kéo dài đã đẩy giá thép tăng mạnh.

Dự kiến năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép, như hơn 18 triệu tấn quặng sắt cho các lò cao; thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn...

Minh Ngọc
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.