Giá thép trong nước giảm tiếp phiên thứ 8
Để kích cầu tiêu thụ, giá thép trong nước giảm tiếp phiên thứ 8. Như vậy, từ 8/4 đến nay, giá thép giảm sâu liên tiếp và về dưới 15 triệu đồng/tấn.
Một số doanh nghiệp thép vừa thông báo giảm giá đối với sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, với mức giảm từ 200.000-300.000 đồng/tấn. Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước ghi nhận 8 lần giảm liên tiếp, tuỳ thương hiệu mà tần suất điều chỉnh giá khác nhau. Giá thép đã xuống mức 14 triệu đồng/tấn. Giá thép xây dựng nội địa hiện thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, theo số liệu của Steel Online, so với lần điều chỉnh giảm vào ngày 25/5, thương hiệu Thép Hòa Phát tại miền Bắc lần này được giảm thêm 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, xuống 14,89 triệu đồng/tấn. Còn thép cuộn CB240 vẫn được giữ nguyên ở mức giá 14,7 triệu đồng/tấn.
Tại miền Trung, Thép Hòa Phát giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá còn 14,75 triệu đồng/tấn; thép cuộn CB240 được giữ ở mức giá 14,39 triệu đồng/tấn.
Tại miền Nam, Thép Hòa Phát giảm 200.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá lần lượt là 14,72 triệu đồng/tấn và 14,85 triệu đồng/tấn.
Tương tự, Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 210.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,59 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép cuộn CB240 được giữ ở mức giá 14,42 triệu đồng/tấn.
Sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 của Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng được điều chỉnh giảm 230.000 đồng/tấn, về mức giá 14,77 triệu đồng/tấn. Còn thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên ở mức giá 14,44 triệu đồng/tấn.
Cùng xu hướng, Thép Việt Nhật cũng hạ 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,77 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm thép cuộn CB240 vẫn ở mức giá 14,62 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, xuống mức giá 14,77 triệu đồng/tấn, còn thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức giá 14,62 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu Thép Tung Ho tại miền Nam cũng tiến hành giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá hiện là 14,77 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép cuộn CB240 vẫn có giá 14,62 triệu đồng/tấn.
Thép Pomina tại miền Trung và miền Nam cùng điều chỉnh hạ 300.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, xuống mức 15,2 triệu đồng/tấn. Còn thép CB240 vẫn được giữ ở mức giá 14,99 triệu đồng/tấn.
Lý giải nguyên nhân giá thép liên tục phải điều chỉnh giảm, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, để kích cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới.
Theo MXV, hiện giá thép cây giao dịch trên Sở Giao dịch Thượng Hải hiện thấp hơn khoảng 26% so với mức đỉnh trong năm 2023 vào tháng 3 và thấp hơn gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang trong xu hướng giảm, đồng thời nguồn cung thép cũng đang khá dồi dào và tình hình hàng tồn kho còn lớn.
Tại thị trường nội địa, nhu cầu sử dụng thép trong các công trình xây dựng không cao nên tiêu thụ thép giảm. Dự báo về giá thép từ nay đến cuối năm, MXV cho rằng, trong giai đoạn nửa cuối năm 2023, những khó khăn về mặt tiêu thụ vẫn sẽ tồn tại. Ngành thép sẽ cần thêm thời gian để hồi phục khi thị trường bất động sản dân dụng vẫn chưa ghi nhận nhiều biến chuyển thực sự. Chính vì thế nên giá thép vẫn còn giảm tiếp.
Huyền My (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.