Giá thép xây dựng trong nước điều chỉnh tăng mạnh
Sau đợt điều chỉnh tăng ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 31/01, nhiều doanh nghiệp thép lại thông báo tăng giá sản phẩm thép xây dựng với mức tăng thêm từ 200 đồng/kg - 510 đồng/kg (tùy từng thương hiệu) so với ngày 30/01.
Đây là lần tăng giá thứ 3 liên tiếp tính từ đầu năm 2023 đến nay của ngành thép. Trong đợt điều chỉnh này, thương hiệu Thép Hòa Phát tại miền Bắc tăng 300 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt là 15.540 đồng/kg và 15.530 đồng/kg.
Tại miền Trung, thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 15.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 200 đồng/kg có giá 15.420 đồng/kg.
Tại miền Nam, thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 cùng có mức tăng 300 đồng/kg. Hiện giá của hai sản phẩm này có giá lần lượt là 15.420 đồng/kg và 15.470 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý tăng 300 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 15.400 đồng/kg và 15.550 đồng/kg.
Cùng xu hướng, Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng điều chỉnh tăng với thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 15.200 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 400 đồng/kg, lên mức 15.500 đồng/kg.
Tại miền Trung, Việt Đức tăng 300 đồng/kg với thép cuộn CB240, lên mức giá 15.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310 đồng/kg, lên mức là 15.760 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 tăng 310 đồng/kg, lên mức 15.380 đồng/kg.
Còn tại miền Trung, Việt Mỹ điều chỉnh tăng 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, lên mức 15.680 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300, tăng 510 đồng/kg, hiện ở mức 15.580 đồng/kg.
Tương tự, tại miền Nam, Việt Mỹ cũng điều chỉnh tăng 210 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và tăng 310 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt là 15.280 đồng/kg và 15.380 đồng/kg.
Mặc dù, giá thép trong nước đã được các doanh nghiệp liên tục điều chỉnh tăng, nhưng không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mà nguyên nhân chính là từ việc giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.
Đánh giá về thị trường thép trong năm 2022, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng là một năm đầy thách thức khi thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn và thua lỗ. “Ngành thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý 2/2023”, VSA nhận định.
Phân tích về triển vọng ngành thép năm 2023, một số công ty chứng khoáng cũng đưa ra nhận định, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... Kỳ vọng của ngành thép năm 2023 là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022.
Về phía xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Nói chung, ngành thép vẫn khó khăn trong nửa đầu năm 2023.
Thương Huyền (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.