Giá thịt lợn nhập vào Việt Nam chưa đến 1/3 giá bán trên thị trường
Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết: Việt Nam đã nhập hơn 27.500 tấn thịt lợn tươi, ướp hoặc đông lạnh, giá bình quân hơn 55.000 đồng/kg.
Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết: Việt Nam đã nhập hơn 27.500 tấn thịt lợn tươi, ướp hoặc đông lạnh, giá bình quân hơn 55.000 đồng/kg.Thông tin tới báo Dân trí về lượng và giá nhập thịt lợn trong 5 tháng đầu năm, Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan khẳng định, lượng thịt lợn nhập khẩu 5 tháng qua có tăng và các thị trường nhập thịt đang được mở rộng.
Thịt lợn nhập bán ở một số siêu thị vẫn rất cao, gấp từ 2 đến 3 lần so với giá nhập vào
Cụ thể, theo báo cáo số lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/5/2020, có 8 nước cung cấp thịt lợn nhiều nhất cho Việt Nam, số lượng đạt 27.500 tấn, kim ngạch 1.500 tỷ đồng.
Bình quân, giá nhập thịt lợn vào Việt Nam là 55.000 đồng/kg, trong đó giá nhập thấp nhất là thịt lợn nhập của Canada là hơn 44.600 đồng/kg, giá nhập cao nhất là hơn 84.000 đồng/kg.
Lượng thịt lợn nhập về Việt Nam lớn nhất là thịt lợn Canada với 9.900 tấn, giá bình quân nhập về hơn 44.600 đồng/kg; thịt lợn Brazil nhập về Việt Nam đạt hơn 5.300 tấn, giá nhập bình quân hơn 61.200 đồng/tấn; thịt lợn Nga nhập về Việt Nam đạt 4.000 tấn, giá gần 70.000 đồng/kg; thịt lợn Mỹ nhập về Việt Nam đạt 3.900 tấn, giá bình quân 54.000 đồng/kg.
Về các loại phụ phẩm của lợn sau giết mổ, theo Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay Việt Nam nhập hơn 37.600 tấn phụ phẩm ướp hoặc đông lạnh với kim ngạch hơn 35 triệu USD.
Bình quân giá nhập các loại phụ phẩm như tim, cật, dạ giày, ruột... lợn chỉ là 21.400 đồng. Mức giá rất rẻ so với giá bán cùng loại trên thị trường.
Thị trường cung cấp sản phẩm này lớn nhất cho Việt Nam là Đức với 9.800 tấn, giá bình quân hơn 20.600 đồng/kg; Ba Lan với 8.500 tấn, giá bình quân hơn 18.600 đồng/kg.
Các nước như Úc, Canada, Mỹ, Bỉ cũng cung cấp lượng lớn phụ phẩm thịt lợn vào Việt Nam song số lượng chỉ khoảng từ 1.500 tấn đến gần 3.000 tấn, không đáng kể.
Trong khi đó, giá thịt lợn nhập khẩu đến tay người tiêu dùng hiện nay thường dao động từ 120.000 đến 130.000 đồng/kg. Đặc biệt, hiện giá thịt lợn trong nước bán lẻ thông thường ở mức 150.000 đồng/kg, cá biệt nhiều nơi bán 180.000 đồng, một số cửa hàng thịt sạch bán hơn 280.000 đồng/kg, thậm chí 300.000 đồng/kg.
Mức giá thịt lợn nhập về từ các đầu mối đến khi bán ra ngoài thị trường hiện nay chênh nhau quá lớn, gấp từ 2 đến 3 lần so với giá bán đến tay người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn trong nước cũng không thể giảm xuống được.
Hiện giá thịt lợn trong nước, lợn hơi (lợn nguyên con) dao động từ 95.000 đến 100.000 đồng/kg, giá lợn hơi cao khiến giá thịt lợn móc hàm (thịt lợn bán lẻ) không dưới 150.000 đồng/kg.
Mức giá thịt lợn tại Việt Nam cao đã kéo dài trong nhiều tháng qua kể từ khi Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, qua đại địch covid-19 và cho đến hiện nay, bất chấp các nỗ lực ghìm gương giảm giá thịt lợn của Chính phủ.
Tại cuộc họp với thường trực Chính phủ ngày 2/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trình bày một số biện pháp, những yếu tố cấu thành giá thịt lợn, trong đó có chi phí thức ăn chăn nuôi, vấn đề giống, tái đàn và đặc biệt là khâu trung gian.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải giữ giá thịt lợn ổn định bằng tư duy chuỗi liên kết giá trị, bằng khuyến khích đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là giải quyết tốt khâu đầu vào, giống, thức ăn, phát động tái đàn trên cơ sở khống chế dịch tả lợn châu Phi cùng những biện pháp khác như nhập khẩu.
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.