Giá thức ăn chăn nuôi tăng: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu để 'hạ nhiệt'
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo gửi Bộ Tài chính liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam về việc giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo gửi Bộ Tài chính liên quan đến đề nghị của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi, ngành chăn nuôi hiện nay đang gánh chịu thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến sự trên thế giới và tình hình kinh tế suy thoái, dẫn tới giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, trong khi sức mua trên thị trường lại giảm mạnh, khiến người chăn nuôi và cả doanh nghiệp thua lỗ.
Kiến nghị này nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn đầu tư sản xuất, góp phần kìm chế lạm phát, đảm bảo phát triển bền vững hệ sinh thái các doanh nghiệp làm chăn nuôi...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, xử lý kiến nghị của Hiệp hội tại văn bản nêu trên trong quá trình sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan về thuế nhập khẩu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định pháp luật.
Trước đó, gần cuối tháng 2, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam có văn bản kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương. Theo hiệp hội, từ cuối tháng 12/2021, thuế nhập khẩu lúa mì từ 3% đã xuống còn 0%; ngô giảm từ 5% xuống còn 2%.
Trong khi đó khô đậu tương là mặt hàng có giá thành cao, là nguyên liệu chính trong công thức sản xuất cám heo và thủy sản nhưng vẫn giữ mức thuế nhập khẩu 2%. Theo Hiệp hội nguyên liệu nhập khẩu chiếm đến 85 - 90% giá thành. Tình trạng này đã khiến 45 - 50% trang trại lớn treo chuồng và khoảng 70 - 75% hộ chăn nuôi ngừng tái đàn.
Nếu vẫn giữ mức thuế nhập khẩu 2% với khô dầu đậu tương sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi cao kỷ lục và dẫn đến các vấn đề khác.
Trong khi đó, giảm thuế nhập khẩu sẽ nâng tính cạnh tranh của ngành trong nước so với các nước trong khu vực, thế giới; kiểm soát lạm phát, đảm bảo đời sống nhân dân; không làm ảnh hưởng tới thu ngân sách nhưng giúp tăng thu ngân sách do doanh nghiệp hoạt động trở lại, sản phẩm được tiêu thụ…
Thương Huyền (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.