Giá thuê văn phòng, mặt bằng bán lẻ sụt giảm

Giảm giá thuê gần như là giải pháp tốt nhất mà các chủ nhà đang thực hiện để tìm kiếm khách thuê trong mùa dịch COVID-19 này. Tuy nhiên, chưa kịp phục hồi thì thị trường cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ chứng kiến một đợt suy giảm mới khi làn sóng COVID thứ tư xuất hiện vào cuối tháng 4/2021.

Theo Công ty JLL Việt Nam, giá thuê trung bình toàn thị trường mặt bằng bán lẻ (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí quản lý) quý II/2021 giảm 8,3% so với quý trước. Các mặt bằng bán lẻ nằm ở khu vực trung tâm TP.HCM ghi nhận 70,4 USD/m2/tháng, tương đương với 1,62 triệu đồng trong khi khu vực ngoài trung tâm giá thuê 31,7 USD/m2/tháng, tương đương với 730.000 đồng. Dù đã hoàn thành xây dựng, một số trung tâm thương mại tiếp tục trì hoãn kế hoạch khai trương do ảnh hưởng của COVID-19.

Giá thuê văn phòng, mặt bằng bán lẻ sụt giảm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: VnExpress.

Trong khi đó, báo cáo thị trường văn phòng cho thuê TP.HCM của Savills cũng cho biết, 3 tháng qua, giá thuê bình quân toàn thị trường văn phòng điều chỉnh về vùng 31 USD mỗi m2 một tháng, giảm 4% do tác động của COVVID-19. Một số dự án nằm ở khu vực ngoài trung tâm thậm chí còn miễn 2 tháng tiền thuê văn phòng để hút khách mùa dịch. Ngay cả các cao ốc hạng A, nhóm văn phòng nhắm đến đối tượng khách thuê V.I.P với khả năng tài chính tốt, cũng ghi nhận giá thuê giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất cho thuê toàn thị trường cũng trên đà giảm.

Nửa đầu năm nay, khách thuê thuộc nhóm ngành dịch vụ cung cấp chiếm 36% diện tích đã thuê, công nghệ thông tin chiếm 21%, vận tải và logistics chiếm 9%. Nhu cầu văn phòng từ các khách thuê mảng thương mại điện tử và công nghệ tài chính (fintech) tiếp tục gia tăng do đặc thù các ngành này phát triển mạnh trong đại dịch.

Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bán lẻ đang đối diện với một thử thách lớn chưa bao giờ có, khi chủ nhà không còn là người nắm thế thượng phong và cần có những biện pháp chuyển mình để sinh tồn, thích ứng với tình trạng "bình thường mới". Theo các chuyên gia, đến đợt dịch thứ 4, mặt bằng cho thuê mất giá, khách thuê dần dần dẫn dắt thị trường.

Hiện tại, bên thuê có lợi thế hơn vì họ biết rằng bên cho thuê có ít sự lựa chọn hơn về khách hàng. Các điều kiện thuê đã linh hoạt hơn, ví dụ như thời hạn thanh toán tiền thuê được chia nhỏ hơn và một số chính sách giá ưu đãi trong ngắn hạn, như một giao dịch hiện tại được chia ra mức giá hỗ trợ dịch bệnh năm 2021 và mức giá của năm 2022 trở đi.

Bên cạnh đó, để thích ứng, một số chủ nhà hướng đến khách thuê văn phòng, trụ sở công ty vì nhóm khách này ít bị ảnh hưởng hơn so với ngành bán lẻ.

Theo Savills, các ngành hàng như y tế, ngân hàng và các chuỗi cửa hàng tiện ích vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong mùa dịch và có xu hướng mở rộng chuỗi/chi nhánh.

Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cũng đưa ra nhận định trên báo chí, BĐS cho thuê năm 2021 sẽ cực kỳ khó khăn, dịch COVID-19 diễn biến bất thường cũng hạn chế nhu cầu thuê văn phòng làm việc, kinh doanh.

"Dự báo thị trường BĐS cho thuê có thể đóng băng kéo dài suốt mùa dịch và chỉ khi chiến dịch tiêm vaccine đạt được hiệu ứng tích cực mới bắt đầu giai đoạn hồi phục. Dự kiến là phải đến quý II/2022 thì lĩnh vực này mới hồi phục", ông Quang dự báo.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.