Gia tộc Samsung chật vật bán biệt thự, vay tiền ngân hàng trả thuế thừa kế
Để trả khoản thuế thừa kế, gia tộc Samsung đang phải vay tiền ngân hàng, trả lãi 5 triệu USD mỗi tháng.
Tờ KoreaTimes đưa tin, 1 ngôi nhà của cố chủ tịch Lee Kun-hee hiện đang được rao bán. Khi gia đình Samsung đang đối mặt với khoản thuế thừa kế hơn 12 nghìn tỷ won (10,6 tỷ USD), khoản tiền bán căn nhà này được dự đoán là để trả cho tiền thuế.
Theo nguồn tin của báo chí Hàn Quốc, ngôi nhà có vị trí ở khu Itaewon, quận Yongsan, Seoul đang được rao bán với giá 21 tỷ won (18,6 triệu USD).
Dinh thự gồm 2 tòa nhà 2 tầng, có tầng hầm, mỗi căn rộng lần lượt 215 m2 và 150 m2, được xây dựng trên khu đất 1.069 m2.
Cố chủ tịch Samsung đã mua ngôi nhà vào tháng 10/2010 và sau khi ông qua đời vào năm ngoái, nó được đồng thừa kế bởi vợ ông là bà Hong Ra-hee và 3 người con.
Gia tộc Samsung đang chật vật trả một trong những khoản thuế thừa kế đắt đỏ nhất trên thế giới – lên tới hơn 1 nửa số tiền họ được thừa kế từ cố chủ tịch Lee gồm cổ phiếu ở các chi nhánh của Samsung như Samsung Life Insurance, Samsung Electronics và Samsung C&T cũng như những bất động sản gồm khu đất tại Everland – công viên chủ đề lớn nhất Hàn Quốc.
Gia đình Samsung được cho là đã trả 2 nghìn tỷ won tiền thuế và tiếp tục trả góp trong vòng 5 năm tới. Mức lãi suất 1,2%/năm sẽ được áp dụng với phương thức trả góp tiền thuế thừa kế kể trên. .
Gia đình Samsung được cho là cũng đã vay tiền từ ngân hàng để trả thuế. Tờ KoreaTimes dự tính rằng gia đình này đang trả 6 tỷ won (khoảng hơn 5 triệu USD) tiền lãi mỗi tháng.
Dinh thự đang được rao bán là một trong 5 ngôi nhà mà cố chủ tịch Samsung có ở khu Itaewon và Hannam. Trong đó có 2 căn thuộc hàng đắt nhất ở Hàn Quốc: Một căn ước tính trị giá 43,2 tỷ won (38,2 triệu USD) trong khi một căn khác giá 35 tỷ won (30,9 triệu USD).
Itaewon và Hannam là những khu vực đắt đỏ bậc nhất ở Seoul và là nơi tập trung của nhiều gia tộc chaebol.
Một công ty bất động sản tại Hannam nói rằng căn nhà của những ông chủ chaebol thường không được mua và bán thông qua các công ty bất động sản. "Họ không sử dụng các kênh này để quảng bá việc mua bán. Họ có nguồn kết nối nội bộ và hầu hết đều được trao đổi trong nội bộ cộng đồng của họ".
Khi qua đời vào năm ngoái, ông Lee đã để lại khối tài sản 21 tỷ USD với một lượng lớn cổ phần tại 4 chi nhánh của Samsung. Trong đó có 4,2% cổ phần ở chi nhánh Samsung Electronics, 1 bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 3 nghìn tỷ won và nhiều bất động sản.
Luật Hàn Quốc cho phép người nộp thuế thành 6 lần trong 5 năm. Đó là cách chủ tịch LG Koo Kwang-mo và các chị em gái của ông trả khoản thuế hơn 900 tỷ won.
Những người thừa kế tỷ phú của đế chế Samsung đang vạch ra kế hoạch dài hạn để trả khoản thuế kể trên. Theo đó, họ sẽ hiến tặng hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc, gồm 60 trong số đó được chính phủ Hàn Quốc xem như bảo vật quốc gia. Những người thừa kế cũng phải trả thuế thừa kế cho những tài sản này nếu chúng không được cho làm từ thiện.
Đặc biệt, gia đình họ Lee sẽ hiến tặng 700 tỷ won để chống dịch Covid-19 và 300 tỷ won giúp trẻ em ung thư và những bệnh hiếm trong giai đoạn 10 năm.
Hiện gia đình này chưa tiết lộ các cổ phần của ông Lee sẽ được chia tách ra sao. Đầu tuần này, những người thừa kế của gia đình đã xin thay đổi cổ động lớn nhất của Samsung Life Insurance cho người vợ và con của ông Lee mà không nêu rõ chi tiết số cổ phần mà mỗi người sẽ nắm.
Nguồn: KoreaTimes
Phương LinhCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.