Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng trong đầu năm 2020
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt (theo giá so sánh 2010) 218,63 ngàn tỷ đồng, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNN, dự kiến tốc độ tăng trưởng cả năm khoảng 1,6-1,8%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên ha đất trồng trọt dự kiến 101,5 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 48 triệu tấn.
Cụ thể:
- Cây thực phẩm:
+ Diện tích rau các loại đạt 991 ngàn ha, tăng 19,5 ngàn ha; sản lượng đạt 18,2 triệu tấn, tăng 458 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Diện tích đậu các loại đạt 142 ngàn ha, tăng 1,7 ngàn ha; sản lượng đạt 170 ngàn tấn, tăng 2,7 ngàn tấn so với năm 2019.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Diện tích lạc ước đạt 168,2 ngàn ha, giảm 8,8 ngàn ha; sản lượng ước đạt 415,7 ngàn tấn, giảm 23,2 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Diện tích đậu tương đạt 44,6 ngàn ha, giảm 5,1 ngàn ha; sản lượng đạt 69,2 ngàn tấn, giảm 6,8 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Diện tích mía đạt 230 ngàn ha, giảm 3,4 ngàn ha; sản lượng đạt 15,2 triệu tấn, giảm 69,7 ngàn tấn so với năm 2019.
- Cây lương thực có hạt:
+ Diện tích lúa cả năm ước đạt 7,42 triệu ha, giảm 45 ngàn ha; sản lượng ước đạt 43,37 triệu tấn, giảm 77,5 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Diện tích ngô đạt 954,1 ngàn ha, giảm 37 ngàn ha; sản lượng đạt 4,62 triệu tấn, giảm 139 ngàn tấn so với năm 2019.
- Cây có củ:
+ Diện tích khoai lang đạt 106,8 ngàn ha, giảm 10 ngàn ha so với năm 2019; sản lượng đạt 1,3 triệu tấn, giảm 97 ngàn tấn.
+ Diện tích trồng sắn đạt 516,4 ngàn ha, giảm 3 ngàn ha so với năm 2019; sản lượng đạt 10,4 triệu tấn, tăng 295 ngàn tấn.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: Tổng diện tích đạt khoảng 686 ngàn ha, giảm 2,7 ngàn ha; diện tích kinh doanh 623 ngàn ha, tăng 1,0 ngàn ha; sản lượng cà phê nhân đạt 1,72 triệu tấn, tăng 36 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Cao su: Tổng diện tích đạt 940 ngàn ha, giảm 1,3 ngàn ha so với năm 2019; diện tích kinh doanh 730 ngàn ha, tăng 19,3 ngàn ha; sản lượng mủ khô đạt 1,29 triệu tấn, tăng 109,5 ngàn tấn.
+ Chè: Tổng diện tích ước đạt 124 ngàn ha, diện tích kinh doanh đạt 108 ngàn ha, tương đương so với năm 2019; sản lượng búp đạt 1,04 triệu tấn, tăng 24,4 ngàn tấn.
+ Hồ tiêu: Tổng diện tích đạt 136 ngàn ha, giảm 4,2 ngàn ha so với năm 2019; diện tích kinh doanh đạt 113 ngàn ha, tăng 2 ngàn ha; sản lượng khoảng 272 ngàn tấn, tăng 7,2 ngàn tấn.
+ Điều: Tổng diện tích đạt khoảng 272 ngàn ha, tăng 7,2 ngàn ha so với 2019; diện tích kinh doanh 296 ngàn ha, tăng 1,0 ngàn ha; sản lượng điều thô đạt 325,5 ngàn tấn, tăng 42,2 ngàn tấn.

- Cây ăn quả:
Tổng diện tích cây ăn quả khoảng 1,1 triệu ha, tăng 40 ngàn ha so với năm 2019.
+ Xoài: Diện tích 106 ngàn ha, tăng 1,2 ngàn ha; sản lượng đạt 875,9 ngàn tấn, tăng 36,9 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Chuối: Diện tích 150 ngàn ha, tương đương năm 2019; sản lượng đạt 2,3 triệu tấn, tăng 99 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Thanh long: Diện tích 60,6 ngàn ha, tương đương năm 2019; sản lượng đạt 1,35 triệu tấn, tăng 96,2 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Cam: Diện tích 98,5 ngàn ha, tăng 0,4 ngàn ha; sản lượng đạt 1,08 triệu tấn, tăng 69,2 ngàn tấn so với năm 2019.5
+ Bưởi: Diện tích 98 ngàn ha, tăng 0,1 ngàn ha; sản lượng đạt 887,7 ngàn tấn, tăng 68,8 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Dứa: Diện tích 47 ngàn ha, tương đương năm 2019; sản lượng đạt 613,7 ngàn tấn, giảm 94,2 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Nhãn: Diện tích 81 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 570 ngàn tấn, tăng 42,4 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Vải: Diện tích 55 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 323,5 ngàn tấn, tăng 54 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Chôm chôm: Diện tích 24 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 330 ngàn tấn, giảm 22,5 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Sầu riêng: Diện tích 60 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 630 ngàn tấn, tăng 65,5 ngàn tấn so với năm 2019.
+ Mít: Diện tích 44 ngàn ha, tăng 1,4 ngàn ha so với năm 2019; sản lượng đạt 420 ngàn tấn, tăng 20,3 ngàn tấn so với năm 2019.
Như vậy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt (theo giá so sánh 2010) 218,63 ngàn tỷ đồng, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả thực hiện một số chính sách, chương trình, đề án lớn đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng năm 2020
+ Chính sách khuyến khích thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Theo thống kê chưa đầy đủ từ các tổ chức chứng nhận, diện tích được chứng nhận VietGAP đến thời điểm hiện tại đạt 39,22 ngàn ha; trong đó, quả 22,66 ngàn ha, rau 5,99 ngàn ha, lúa 5,14 ngàn ha, chè 5,12 ngàn ha, cà phê 101 ha, cây khác 105 ha... Tỷ lệ diện tích gieo trồng được chứng nhận VietGAP tăng so với năm 2019; trong đó, rau đạt 2,5%, chè 5,3%, quả 2,5%, cà phê 9,2%, lúa 0,13%...
6 tháng đầu năm 2020, đã cấp mới 422 mã số vùng trồng với với diện tích 20.988 ha cho các loại cây trồng: thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vú sữa, chanh không hạt, bưởi, vải, dưa hấu, mít, chuối và măng cụt. Trong đó, tăng 178 mã số vùng trồng, với diện tích vùng trồng 9.293,9 ha so với cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 6/2020, tổng số cơ sở đóng gói các mặt hàng quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc được cấp là 1.727 cơ sở và sang các thị trường khó tính là 36 cơ sở chấp nhận, 10 cơ sở kiểm tra và đánh giá lại.
+ Tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận và tương đương đối với sản xuất lúa đạt 65%; đối với cây công nghiệp, cây ăn quả đạt 85%.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt thay đổi theo hướng tăng mạnh đối với những sản phẩm có lợi thế, giảm đối với sản phẩm có hiệu quả thấp: So với năm 2019, giá trị sản xuất nhóm cây lượng thực 40% (giảm 2,7%), nhóm cây công nghiệp hàng năm 3,5% (giảm 4%), rau đậu các loại 14% (tăng 3,17%), nhóm cây ăn quả 14,5% (tăng 4%), nhóm cây công nghiệp lâu năm 18,9 (giảm 0,2%). Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới hình thức liên kết đạt 13,5%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương là 7,5%. Tỷ lệ diện tích sản xuất được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm 16%...
Nam Nguyễn
Trong thời gian tới, các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness), đặc biệt tại các tỉnh, thành vùng ven đô thị, sẽ trở thành điểm đến mới hấp dẫn dòng tiền đầu tư.