Giá vàng 13/11: Vàng tăng nhanh trở lại

Thị trường
10:35 AM 13/11/2020

Giá vàng hôm nay đảo chiều tăng do thị trường hoài nghi về hậu cần của việc triển khai vắc-xin COVID-19 khi các ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng ở Mỹ.

Giá vàng 13/11: Vàng tăng nhanh trở lại - Ảnh 1.

Thị trường trong nước

Mở đầu phiên giao dịch thứ sáu ngày 13/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng 55,93 - 56,43 (mua vào - bán ra), giảm 80.000 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch liền trước. Chênh lệch giá bán vàng vẫn đang cao hơn giá mua 500.000 đồng/lượng.

Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,95 - 56,24 triệu đồng/lượng. Giá thương hiệu vàng Rồng Thăng Long hiện đang được niêm yết ở 53,51 – 54,24 triệu đồng/lượng ở hai chiều mau vào – bán ra.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 55,80 - 56,25 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua vào và bán ra so với đóng cửa phiên giao dịch liền trước. Chênh lệch giá mua – bán vàng hiện ở mức 450.000 đồng/lượng.

Thị trường thế giới

Khoảng 6 giờ ngày 13/11 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch tại 1.876 USD/ounce, tăng 11 USD/ounce so với cùng thời điểm của phiên giao dịch hôm trước.

Trước đó, đầu ngày 12-11, giá vàng biến động quanh vùng 1.865 - 1.872 USD/ounce. Lúc 20 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam, khi các quốc gia ở khu vực Mỹ Latin bước vào giao dịch, nhiều người kỳ vọng giá vàng sẽ chuyển biến tích cực. 

Thế nhưng, thị trường không chứng kiến cú bứt phát mạnh mẽ nào của giá vàng. Bởi lẽ, giới đầu tư giao dịch mua vào và bán ra ngay khi vàng tăng giảm 5-15 USD/ounce. Theo đó, khi giá vàng chạm ngưỡng 1.885/USD/ounce, lập tức họ bán ra đẩy giá vàng lui về 1.880 USD/ounce (lúc 23 giờ). Cứ thế, giá vàng liên tục tăng giảm tại vùng 1.870 -1.880 USD/ounce trong nhiều giờ liên tiếp. Đến rạng sáng 13-11, giá vàng tạm dừng ở mức 1.876 USD/ounce.

TN
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.