Giá vàng 24/9: Trượt dài vì đồng USD tiếp tục tăng
Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới giảm mạnh do đồng USD tiếp tục tăng giá. Việc giá vàng giảm xuống phá vỡ mức 1.900 USD đã khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên.

Trong nước
Hiện giá vàng miếng SJC đã chính thức mất mốc 56 triệu đồng/lượng và đang được giao dịch ở mức giá 55,40 - 55,85 triệu đồng/lượng.
Phiên giao dịch ngày 24/9, giá bán vàng miếng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC ở mức 55,40 triệu đồng/lượng chiều mua vào, ở chiều bán ra 55,87 triệu đồng/lượng. Giá bán ra cũng cao hơn 400.000 đồng/lượng, giá vàng giảm 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào - bán ra.
Trong khi đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được giao dịch ở mức 55,50 – 55,83 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) với mức chênh lệch là 300.000 đồng/lượng. Vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại mức 53,21 – 54,06 đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 55,45 – 55,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Như vậy, giá vàng điều chỉnh giảm đồng loạt 350.000 đồng/lượng ở 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá bán hiện cao hơn giá mua 500.000 đồng/lượng.
Thế giới
Giá vàng trên thị trường thế giới chứng kiến ngày giảm giá thứ 3 liên tiếp và có thời điểm lùi về sát ngưỡng 1.870 USD/ounce. Ở thời điểm hiện nay, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức giá 1.885 USD/ounce, tiếp tục giảm khoảng 10 USD.
Như vậy chỉ trong ít ngày giao dịch, giá vàng thế giới hiện giảm tới 73 USD mỗi ounce so với mức giá mở cửa ngày giao dịch đầu tuần là 1.958 USD/ounce.
Kim loại quý đang phải đối mặt với 3 rủi ro lớn ảnh hưởng tiêu cực tới giá bao gồm xu hướng bán tháo mạnh của giới đầu tư để giữ tiền mặt, phản ứng của đồng USD trước chính sách kích thích tài khóa và sự không chắc chắn trong kết quả của bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. 3 rủi ro này đang tạo nên “cơn bão” hoàn hảo “quật ngã” giá vàng.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn nghi ngờ về các biện pháp kích thích bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và phát biểu tại phiên điều trần của các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.
NT
Employee Advocacy - truyền thông qua chính nhân viên - đang nổi lên như một trụ cột chiến lược không thể thiếu trong hệ sinh thái truyền thông tích hợp (IMC) của ngân hàng hiện đại. Đây không còn là một xu hướng mới mẻ, mà là câu trả lời cho bài toán làm sao để thương hiệu ngân hàng trở nên gần gũi, chân thực và đáng tin hơn trong mắt khách hàng - đặc biệt là thế hệ Gen Z, Gen Alpha - những người không tin vào quảng cáo, mà tin vào lời kể từ “người trong cuộc”.