Giá vàng hôm nay 22/7: Gần chạm ngưỡng 52 triệu đồng/lượng, vàng vẫn tiếp tục tăng giá

Cộng tác viên
06:30 AM 22/07/2020

Giá vàng SJC trong nước đã áp sát ngưỡng 52 triệu đồng/lượng và tiếp tục phá vỡ các cột mộc lịch sử vừa được thiết lập hồi đầu tháng 7.

    Ảnh minh họa. (Nguồn: Thương gia Online).

    Hiện giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:

    Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 51,20 triệu đồng/lượng (mua vào) và 51,70 triệu đồng/lượng (bán ra).

    Mức giá này tăng 600.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 900.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

    Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 51,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 51,45 triệu đồng/lượng (bán ra).

    Mức giá này tăng 610.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

    Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 51,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 51,52 triệu đồng/lượng (bán ra).

    Mức giá này tăng 500.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 570.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

    Như vậy, mức giá vàng SJC trong nước đã áp sát ngưỡng 52 triệu đồng/lượng và tiếp tục phá vỡ các cột mộc lịch sử vừa được thiết lập hồi đầu tháng 7.

    Mặc dù vàng tăng mạnh nhưng giao dịch tại các cửa hàng vàng lớn tại Hà Nội vẫn khá trầm lắng, không sốt nóng. Số lượng người mua vào tăng lên chút ít và có tỷ lệ cao hơn so với bán ra.

    Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu ngày 21/7 cho biết, tại các chi nhánh kinh doanh khách mua vào chiếm khoảng 60% và khách bán ra chiếm khoảng 40%.

    Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch tại ngưỡng 1840,0 USD/ounce (Theo Kitco News). Mức giá này tương đương khoảng 51,5 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.

    Giá đã tăng liên tục 6 tuần và hiện chỉ còn kém 4% so với đỉnh 1.921 USD lập năm 2011.

    Vàng thế giới tiếp tục xu hướng đi lên trong bối cảnh dòng tiền tìm đến các loại tài sản an toàn trong bối cảnh Căng thẳng Mỹ - Trung vẫn leo thang.

    Đại dịch vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ, với số ca lây nhiễm không ngừng tăng, khiến giới đầu tư thêm lo lắng về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu từ tác động của dịch bệnh.

    Việc Chính phủ Mỹ sắp công bố các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ nền kinh tế đang chững lại vì đại dịch cũng tạo thêm áp lực cho đồng USD, từ đó trở thành động lực đẩy giá vàng lên.

    Bên cạnh đó, thông tin các nước Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về một gói kích thích khổng lồ để vực dậy kinh tế khối này cũng được các nhà đầu tư chú ý.

    Trong báo cáo triển vọng hàng hóa quý III, các nhà phân tích tại Citigroup dự báo giá vàng thế giới lên cao nhất mọi thời đại trong 6 - 9 tháng tới, nhờ vào các chính sách nới lỏng tiền tệ, lợi suất thực thấp, dòng vốn kỷ lục chảy vào các quỹ ETF và nhu cầu vàng lên cao.

    Lê Hải
    Ý kiến của bạn
    Việt Nam có thể trở thành "con hổ kinh tế" tiếp theo của châu Á Việt Nam có thể trở thành "con hổ kinh tế" tiếp theo của châu Á

    Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí và có các động lực để trở thành một nền kinh tế "con hổ" khu vực châu Á. Nhưng để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng và thực hiện các cải cách chính sách.