Giá vàng hôm nay 25/11: Giao dịch quanh 87 triệu đồng/lượng

Thị trường
08:51 AM 25/11/2024

Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 85-87 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Hiện tại, giá vàng các thương hiệu đang niêm yết cụ thể như sau:

Giá vàng hôm nay 25/11: Giao dịch quanh 87 triệu đồng/lượng- Ảnh 1.

Giá vàng miếng được các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 87 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng hầu hết các thương hiệu được niêm yết ở mức 85 triệu đồng/lượng. Riêng vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý SJC đang mua vào cao hơn so với các thương hiệu khác 300.000 đồng.

Đối với vàng nhẫn, giá vàng SJC 9999 niêm yết ở mức 85 triệu đồng/lượng mua vào và 86,5 triệu đồng/lượng bán ra.

DOJI tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giữ nguyên mức giá mua và bán của sáng qua, là 85,6 triệu đồng/lượng và 86,6 triệu đồng/lượng.

Giá mua và giá bán vàng nhẫn thương hiệu PNJ neo ở mức 85,5 triệu đồng/lượng mua vào và 86,8 triệu đồng/lượng bán ra.

Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn ở mức 85,63 triệu đồng/lượng mua vào và 86,58 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so với sáng qua.

Phú Quý SJC đang thu mua vàng nhẫn ở mức 85,6 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 86,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới giao ngay, giao dịch quanh ngưỡng 2.711 USD/ounce, giảm gần 5 USD/ounce so với chốt phiên cuối tuần trước.

Giá vàng thế giới giảm ngay khi mở cửa đầu tuần, nguyên nhân chính là do nhà đầu tư chốt lời sau khi đã tăng 5 phiên liền ở tuần trước. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, căng thẳng địa chính trị tại khu vực Nga - Ukraine gia tăng vẫn là yếu tố hỗ trợ giá vàng trong thời gian tới.

Cùng với đó, một yếu tố nữa sẽ được coi là cộng sinh làm tăng giá vàng đó là khu vực kinh tế châu Âu đang chịu áp lực về thiếu nhiên liệu trong mùa Đông năm nay.

Mới đây, giám đốc điều hành Công ty năng lượng Đức RWE AG - ông Markus Krebber đã cho biết, thách thức về nguồn cung khí đốt đang diễn ra và cảnh báo về tình trạng thiếu hụt tiềm ẩn trong mùa Đông do nguồn dự trữ cạn kiệt nhanh chóng.

Giới phân tích cho biết, tuy khu vực châu Âu đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, nhưng việc mất các nguồn cung khác sẽ gây căng thẳng cho thị trường trong khu vực.

Hiện giá khí đốt tại châu Âu đã tăng khoảng 45% trong năm nay do căng thẳng leo thang ở Ukraine. Mức giá nhiên liệu tăng cao không chỉ gây áp lực lên chi phí sinh hoạt đối với người tiêu dùng. Người dân phải thắt chặt chi tiêu các khoản khác để bù đắp cho khoản tăng giá khí đốt.

Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu sẽ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sụt giảm tăng trưởng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp khi phải bỏ chi phí cho nhiên liệu tăng cao dẫn đến giá bán ra tăng, điều này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong khu vực đối với các doanh nghiệp bên ngoài.

Nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức đã phải cắt giảm sản xuất công nghiệp do chi phí năng lượng cao. Khi kho dự trữ khí đốt giảm nhanh hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế này sẽ còn suy yếu.

Khi kinh tế kém, cộng với căng thẳng địa chính trị leo thang đang được dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy giá vàng tăng trở lại sớm.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Đà Nẵng, Phú Quốc có gì chơi Tết khiến cả Tây lẫn Ta lũ lượt đổ bộ? Đà Nẵng, Phú Quốc có gì chơi Tết khiến cả Tây lẫn Ta lũ lượt đổ bộ?

Đà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.