Giá vàng hôm nay 8/8: Nhiều áp lực, vàng khó vượt mốc 1.800 USD/ounce

Nhịp đập thị trường
09:29 AM 08/08/2022

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ tăng và các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất.

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới sáng nay (8/8) có xu hướng giảm sau khi đứng yên trong ngày nghỉ cuối tuần với giá vàng giao ngay giảm 3 USD xuống còn 1.773,4 USD/ounce.

Theo các nhà phân tích, với số lượng việc làm tăng mạnh hơn dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn sẽ tiếp tục chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ của mình vào tháng 9, điều này sẽ ảnh hưởng đến vàng trong ngắn hạn.

Giá vàng hôm nay 8/8: Nhiều áp lực, vàng khó vượt mốc 1.800 USD/ounce - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnamnet

Các chuyên gia cho rằng, báo cáo việc làm chính là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với thị trường kim loại quý. Tuần trước, giá vàng đã mất 1% sau báo báo việc làm được công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ có thêm 528.000 việc làm trong tháng 7, tăng 278 việc làm so với dự đoán của các nhà kinh tế.

Theo nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA, trước khi dữ liệu việc làm được công bố, thị trường đã tin rằng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, tất cả những điều này đã thay đổi.

Rất nhiều nhà đầu tư đã tin rằng Fed sẽ bớt “diều hâu” hơn trong thắt chặt chính sách tiền tệ. Một số chuyên gia còn dự đoán điều đó sẽ xảy ra sớm nhất là vào tháng 9. Tuy nhiên, thị trường giờ đang lo lắng rằng Fed sẽ mạnh tay hơn nữa để đạt được mục tiêu hạ nhiệt lạm phát. Trong tuần này, vàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi kỳ vọng về tăng lãi suất tiếp tục được củng cố.  

Nhà phân tích Moya chỉ ra rằng, việc các thị trường định giá lại kỳ vọng của Fed đối với việc tăng lãi suất sẽ là thách thức đối với vàng. Điều đó đặc biệt đúng kim loại quý này đã không thể kết thúc tuần ở mức trên 1.800 USD/ounce.

Mặc dù vàng kết thúc tuần giảm 1% nhưng Moya cho rằng, sự sụt giảm này không có nghĩa vàng sẽ phải chịu một đợt bán tháo lớn nữa và trở lại mức 1.700 USD/ ounce. Ông cho rằng, vùng 1.750 đến 1.770 USD/ounce là mức hỗ trợ tốt cho vàng.

Từ góc độ kỹ thuật, chiến lược gia thị trường cấp cao Frank Cholly của RJO Futures nhận thấy rất nhiều người mua ở mức 1.735 - 1.750 USD/ounce. Còn về phía kháng cự, mức 1.800 USD/ounce vẫn là mức quan trọng. Ông cho rằng, nếu có thể vượt qua mức 1.800 USD đến 1.812 USD, giá vàng sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào để đạt được mức 1.850 đến 1.875 USD/ounce.

Thông tin quan trọng được thị trường chờ đợi trong tuần này chính là báo cáo lạm phát tháng 7 của Mỹ. các nhà kinh tế dự báo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm sẽ ở mức 8,7% sau khi tăng lên 9,1% vào tháng 6. Nếu lạm phát trên con số kỳ vọng 8,7% sẽ là tiêu cực đối với vàng.

Nhà phân tích Moya nhận định, áp lực giá cả có thể tiếp tục nóng lên. Lợi suất trái phiếu kho bạc có thể tăng cao hơn nữa và đồng USD sẽ hoạt động tốt trong tuần tới. Các thị trường lo lắng rằng tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu có thể tăng lên, điều này không bao giờ tốt cho tài sản không lãi suất như vàng.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nếu lạm phát tăng cao hơn dự kiến, các thị trường sẽ dự đoán Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 9 và thậm chí lên tới 100 điểm cơ bản.

Chuyên gia kim loại quý Everett Millman của Gainesville Coins cho rằng, tại thời điểm này, bất kỳ tin tức vĩ mô tích cực nào đều là tin xấu đối với thị trường kim loại quý.

"Nền kinh tế Mỹ có vẻ mạnh hơn, Fed càng phải quyết liệt hơn với việc tăng lãi suất. Ví dụ, nếu việc làm gặp khó khăn, Fed sẽ có xu hướng xoay chuyển và giảm tốc độ tăng lãi suất hoặc thậm chí tạm dừng. Nhưng bất kỳ tin tốt nào về kinh tế cũng sẽ khiến USD cao hơn, điều này không tốt cho vàng", ông nói.

Giá vàng trong nước

Giá vàng hôm nay 8/8, giá vàng ghi nhận chiều tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong nước vẫn thua lỗ do chênh lệch mua - bán vàng bị đẩy lên quá cao.

Thời gian gần đây, giá vàng miếng SJC biến động khó lường. Đang từ vùng giá trên 68 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 7, giá vàng miếng SJC đột ngột rơi xuống vùng 63 triệu đồng/lượng rồi lại tăng tốc quay về mốc cũ. Có những phiên giá vàng miếng SJC biến động từ 2 – 5 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới đứng im bất động.

Tại SJC Hà Nội và Đà Nẵng niêm yết giá vàng ở mức 66,30 triệu đồng/lượng mua vào và 67,32 triệu đồng/lượng bán ra. SJC Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết giá vàng mua vào ở ngưỡng tương tự; giá vàng bán ra ở ngưỡng 67,30 triệu đồng/lượng.

Tại Phú Quý SJC, giá vàng được điều chỉnh ở chiều mua vào và chiều bán ra, đưa giá vàng tại đây đang giao dịch quanh ngưỡng 66,30 triệu đồng/lượng mua vào; 67,30 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng SJC niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu là 66,30 triệu đồng/lượng mua vào và 67,31 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 52,37 - 53,13 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Vietinbank Gold đã được điều chỉnh lần lượt 66,60 triệu đồng/lượng mua vào và 67,62 triệu đồng/lượng bán ra.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.