Giá vàng lại tăng vọt trở lại
Mở cửa sáng nay (2/4), giá vàng trong nước tăng khá mạnh, khoảng 200-400 nghìn đồng/lượng, giá bán ra vàng SJC lại vượt mốc 55 triệu đồng/lượng. Trước đó, trong phiên 1/4, giá vàng cũng đã tăng khoảng 200-300 nghìn đồng/lượng.
Cụ thể, hiện Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 54,7-55,1 triệu đồng/lượng, tăng 200 nghìn đồng/lượng chiều mua và 400 nghìn đồng/lượng chiều bán. Vàng bạc đá quý Phú Nhuận tăng 200 nghìn đồng/lượng lên 54,7-55,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới sau khi rớt mạnh xuống đáy 9 tháng (1.678 USD/ounce) hôm thứ Tư đã phục hồi mạnh mẽ trở lại, hiện đứng ở mức 1.730 USD/ounce, tương đương với 48,4 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá tại các ngân hàng thương mại.
Sự sụt giảm mạnh của lãi suất trái phiếu Mỹ có lẽ đã thúc đẩy đà tăng của giá vàng 2 phiên gần đây. Cụ thể, lãi suất trái phiếu từ 1,75%/năm đã xuống còn 1,68%/năm.
Trước đó, trong quý 1/2021, vàng quốc tế đã giảm 10% tức 190 USD/ounce. Đây cũng là quý tồi tệ nhất của vàng so với bất kỳ quý nào kể từ quý 4/2016.
Mặc dù vàng đã phục hồi khá mạnh lên 1.730 USD/ounce nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn chưa có chất xúc tác rõ ràng nào cho một mức cao hơn đáng kể trong giai đoạn này. Biến động của vàng sẽ còn phụ thuộc vào lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ. Nếu lợi suất tăng, vàng giảm và ngược lại.
Ngoài ra, đồng đô la Mỹ vẫn là một yếu tố lớn tác động đến xu hướng của vàng. Nhiều nước châu Âu đóng cửa trong khi Mỹ có lộ trình tiêm chủng được đẩy nhanh đã giúp đồng đô la Mỹ liên tục mạnh lên, cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư vào khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ.
Đồng thời cũng không nên đánh giá thấp mức độ phổ biến của Bitcoin và tác động của thị trường chứng khoán tới vàng. Các kênh đầu tư này khiến vàng mất sức hút, thậm chí ngày càng có nhiều người xem tiền kỹ thuật số là hàng rào chống lạm phát.
Thu ThủyKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.