Giá vàng tuần tới 13-17/7: Rủi ro nào tiềm ẩn?
Dù đà tăng giá vàng trong trung và dài hạn vẫn được duy trì, nhưng trong ngắn hạn, giá vàng vẫn tiềm ẩn rủi ro sụt giảm.
Giá bán vàng miếng SJC có thời điểm được một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đẩy lên tới mức 50,75 triệu VND/lượng..
Trong tuần này có thời điểm giá vàng đã lên tới mức 1.817USD/oz, nhưng không trụ vững được trên mức 1.800USD/oz, nên đã đóng cửa ở mức 1.797USD/oz.
Giá vàng tăng mạnh trong tuần này chủ yếu do các nhà đầu tư lo ngại số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh ở Mỹ và một số quốc gia khác sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, dẫn tới gia tăng vai trò trú ẩn của vàng. Tuy nhiên ở mức giá gần 1.820USD/oz, trạng thái đầu tư của nhiều quỹ, nhà đầu tư đã sinh lời cao, nên họ chốt lời, khiến giá vàng bị đẩy xuống dưới mức 1.800USD/oz.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá bán vàng miếng SJC có thời điểm được một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đẩy lên tới mức 50,75 triệu VND/lượng, nhưng sau đó giảm xuống mức 50,5 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, giá bán cao hơn giá mua khoảng hơn 300.000 VND mỗi lượng, trong khi giá vàng trong nước không chênh lệch nhiều so với giá vàng quốc tế quy đổi. Lượng giao dịch chủ yếu là giao dịch bán.
Về triển vọng trung và dài hạn, giá vàng vẫn có xu hướng tăng mạnh do áp lực lạm phát được kỳ vọng sẽ gia tăng do các gói kích thích kinh tế, nới lỏng định lượng của nhiều quốc gia để ứng phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh đang làm giảm cầu tiêu dùng ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, nên áp lực lạm phát có chiều hướng suy giảm trong ngắn hạn. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất ở nhiều quốc gia vẫn ở mức thấp. Do đó, đà tăng giá vàng ngắn hạn chưa bền vững.
Giá vàng tuần tới có thể sẽ xoay quanh mức 1.800USD/oz.
ông Bart Melek, Giám đốc chiến lược của TD Securities, cũng cho rằng dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu, khiến nhu cầu tiêu thụ vàng chưa thể phục hồi mạnh. Tuy nhiên, dịch bênh lại làm tăng vai trò trú ẩn của vàng, nhưng yếu tố này không hỗ trợ vững chắc cho đà tăng của giá vàng ngắn hạn. “Giá vàng tuần tới vẫn có khả năng tăng lên vùng 1.830- 1.840USD/oz nếu các ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tiếp tục tăng, số liệu kinh tế của nước này tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, ở vùng giá này, áp lực chốt lời sẽ rất lớn, khiến giá vàng nhanh chóng xuống dưới 1.800USD/oz”, ông Melek nhận định.
Trong tuần tới có khá nhiều số liệu kinh tế tháng 6 của Mỹ được công bố, trong đó đáng chú ý là CPI, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần… Trong đó, mức độ tăng của sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ sẽ chững lại do dịch bùng phát trở lại ở cuối tháng 6; còn CPI chưa thể tăng mạnh. Nhìn chung, các chỉ số này có thể sẽ hỗ trợ tích cực cho giá vàng.
Tuy nhiên, tuần tới cũng là thời điểm các doanh nghiệp niêm yết của Mỹ sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 2, dự kiến sẽ kém khả quan hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ, và đương nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro đối với giá vàng. Bởi vì, rất có thể các nhà đầu tư sẽ chốt lời vàng để bổ sung ký quỹ nhằm duy trì trạng thái đầu tư chứng khoán.
Ông Lukman Otunuga, Chuyên gia phân tích cao cấp của FXTM, nếu giá vàng tuần tới tiếp tục bị chốt lời mạnh mẽ, thì có thể sẽ xuống tới mức 1.765- 1.780USD/oz, thậm chí thấp hơn nữa trước khi tăng trở lại.
Ngọc AnhTheo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 13-17/7, trong số 1.610 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 1.078 người (67%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 300 người (18,6%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 232 người (14,4%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.