Giá xăng dầu tăng có thể 'đẩy' một lượng tiền lớn vào nền kinh tế?
Ngày 11/1, Liên Bộ Tài chính – Công thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ tính toán mới. Theo một số lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội, giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng 500-700 đồng/lít.
Tradingeconomics ghi nhận, giá xăng dầu Việt Nam giảm từ 1,01 USD/lít (khoảng 22.927 đồng/lít) vào tháng 11 xuống còn 0,91 USD/lít (khoảng 20.657 đồng/lít) vào tháng 12.
Giá xăng dầu từ 01/2021 – 12/2021. Nguồn: Tradingeconomics
Ngày 25/12/2021, tại kỳ điều chỉnh giá theo chu kỳ, xăng E5 RON 92 tăng 470 đồng/lít, RON 95 tăng 490 đồng/lít, dầu tăng tối đa 240 đồng/lít. Cụ thể, xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.550 đồng/lít, xăng RON 95-III không cao hơn 23.295 đồng/lít, dầu diesel 0.005S không cao hơn 17.579 đồng/lít, dầu hoả không cao hơn 16.518 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.745 đồng/kg.
Theo Tradingeconomics, trong dài hạn, giá xăng dầu của Việt Nam được dự báo sẽ có xu hướng quanh mức 0,7 USD/lít tương đương khoảng 16.000 đồng/lít vào năm 2022.
Khi đại dịch Covid-19 lan mạnh ra toàn cầu từ năm 2020, nhu cầu về xăng dầu giảm mạnh do vận chuyển bằng đường hàng không, di chuyển đi lại hàng ngày bị hạn chế. Điều này khiến cho giá dầu giảm mạnh, các nhà sản xuất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm sản lượng.
Do đó, nguồn cung giảm, đến năm 2021 sự phục hồi kinh tế bắt đầu mạnh mẽ hơn khiến nhu cầu tăng trở lại. Theo nhận định của báo Yahoo Finance, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khôi phục mạnh, giá xăng dầu không chỉ tăng trở lại mà còn cao mức hơn trước đại dịch.
Việc tăng giá xăng dầu có tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Khi giá xăng dầu tăng, ngân sách các hộ gia đình phải chi trả cho xăng dầu để phục vụ nhu cầu sống cơ bản tăng theo, khiến cho việc chi tiêu các hàng hoá, dịch vụ khác sẽ ít hơn. Đối với các doanh nghiệp, giá dầu cao hơn làm cho chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn, từ đó giá thành sản phẩm sẽ cao hơn.
Xét trong ngành công nghiệp, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% tổng chi phí sản xuất toàn nền kinh tế. Các ngành sử dụng nhiều nhiên liệu như vận tải sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhiên liệu tăng.
Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, với chi phí nguyên liệu nhập khẩu chiếm 37% tổng chi phí nguyên liệu của toàn nền kinh tế, giá xăng dầu thế giới tăng sẽ đẩy giá nguyên liệu nhập khẩu vào nội địa tăng.
Theo nghiên cứu của ScienceDirect, giá xăng dầu tăng sẽ làm giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng theo Investopedia, tăng giá xăng dầu cũng có một số mặt lợi cho nền kinh tế.
Tạo ra thêm nhiều cơ hội, ý tưởng mới
Hầu hết mọi người đều thích giá xăng dầu rẻ, nhưng thị trường được tạo ra từ nhiều chủ thể, những gì diễn ra có thể là thách thức đối với người này nhưng có thể là cơ hội đối với người kia. Khi giá xăng dầu tăng cao đột biến, nhiều ý tưởng mới sẽ được tạo ra để hạn chế sự phụ thuộc vào giá xăng dầu. Các nghiên cứu sản phẩm thay thế cho xăng dầu ngày càng nhiều hơn.
Ví dụ, giá xăng dầu tăng khiến ô tô chạy bằng điện dần nhận được thiện cảm hơn xe ô tô chạy bằng xăng. Do đó, phổ cập xe điện hoàn toàn khả thi trong tương lai.
Một số lĩnh vực phát triển mạnh mẽ
Khi giá xăng dầu tăng tức là giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, các nhà cung cấp sẽ tìm cách cung cấp số lượng nhiều hơn và tận dụng mức giá cao để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều cơ hội mới cho các công ty khác như khảo sát địa chấn, thăm dò thám hiểm, đo lường. Từ đó các công ty sẽ chi nhiều tiền hơn cho trang thiết bị, vật tư, tiền lương để nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu mới. Lúc này, tiền sẽ được đưa ra thị trường nhiều hơn.
Thay đổi hành vi người dùng
Giá xăng dầu cao, mọi người sẽ chi tiêu ít hơn cho các sản phẩm cần sử dụng xăng dầu. Mọi người có thể sẽ lái xe ít hơn, chuyển sang các dòng xe khác hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn.
Văn MinhKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.