Giá xăng điều chỉnh giảm sau 4 lần tăng liên tiếp
Giá xăng trong nước hôm nay (11/7) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm sau 4 lần tăng liên tiếp. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 258 đồng, giá bán không cao hơn 23.294 đồng/lít.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (11/7).
Theo đó, xăng E5RON92: không cao hơn 22.282 đồng/lít (giảm 179 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.012 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 23.294 đồng/lít (giảm 258 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Giá các mặt hàng dầu có loại tăng, có loại giảm. Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.834 đồng/lít (giảm 342 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 21.038 đồng/lít (giảm 178 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 17.784 đồng/kg (tăng 250 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).
Cũng trong kỳ điều hành hôm nay, nhà điều hành không trích lập, cũng không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu - BOG đối với tất cả mặt hàng xăng dầu.
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu trước đó (ngày 4/7), giá xăng dầu được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh theo hướng tăng tất cả mặt hàng.
Cụ thể, xăng E5RON92: không cao hơn 22.461 đồng/lít (tăng 447 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.091 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 23.552 đồng/lít (tăng 542 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Tương tự, giá dầu cũng điều chỉnh tăng. Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 21.176 đồng/lít (tăng 487 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 21.216 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 17.534 đồng/kg (tăng 88 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).
Hiện dư địa Quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây không sử dụng quỹ.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, việc điều chỉnh giá với chu kỳ 7 ngày/lần sẽ khiến mức độ biến động giá giữa 2 kỳ điều chỉnh cơ bản không còn lớn. Do đó, nên bỏ quỹ để giúp giảm thiểu rủi ro và bất cập trong quản lý quỹ như thời gian qua.
Huyền My (t/h)Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.