Giá xăng tiếp tục giảm, RON 95 về mức 20.528 đồng/lít
Giá xăng đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (21/11) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Chiều 21/11, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu. Thời gian áp dụng từ 15h cùng ngày. Theo đó, xăng E5RON92: không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 20.528 đồng/lít (giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Giá các mặt hàng dầu có loại tăng, có loại giảm, song mức giảm rất ít. Trong đó, giá dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 18.509 đồng/lít (giảm 64 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 18.921 đồng/lít (giảm 67 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 16.014 đồng/kg (tăng 5 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).
Ở kỳ điều hành này, cơ quan quản lý không thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với các mặt hàng xăng dầu.
Như vậy, giá xăng trong nước đã giảm 2 phiên liên tiếp chỉ sau một phiên tăng. Hiện tại, giá nhiên liệu này vẫn ở mức thấp nhất hơn 3 năm qua, tương đương thời điểm tháng 5/2021.
Dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây quỹ này không được sử dụng. Số dư quỹ tính đến cuối quý II là 6.061 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với quý liền trước và là quý giảm thứ 5 liên tục. So với cuối năm 2023, số dư quỹ này giảm gần 600 tỷ đồng.
Trong đó, số dư quỹ tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - doanh nghiệp nắm một nửa thị phần bán lẻ xăng dầu - chiếm hơn một nửa, ở mức gần 3.079 tỷ đồng.
Liên quan đến nghị định quản lý kinh doanh xăng dầu, dự thảo nghị định sửa đổi quy định thương nhân không được mua bán với nhau nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả và cắt giảm khâu trung gian, giảm chi phí.
Cơ quan quản lý cho biết quy định này được đưa ra sau các cuộc thanh tra, kiểm tra và điều tra của các cơ quan chức năng rồi kiến nghị với Bộ Công Thương và Chính phủ.
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định những quy định này được cân nhắc kỹ lưỡng để thúc đẩy sự cạnh tranh và bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp.
Huyền My (t/h)Ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.