Giải bài toán thiếu nhân lực ngành điều dưỡng

Diễn đàn
11:45 AM 29/12/2022

Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe.

Điều dưỡng là nghề chuyên biệt. Điều dưỡng viên không chỉ là người thực hiện các y lệnh của bác sĩ mà họ chính là người trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh từ các kỹ thuật nghiệp vụ cho đến chăm sóc tinh thần, nắm bắt tâm lý người bệnh, đặt mình vào vị trí người bệnh.

Giải bài toán thiếu nhân lực ngành điều dưỡng - Ảnh 1.

Điều dưỡng là một nghề nhân văn và có sứ mệnh cao cả

Vào thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng, lực lượng điều dưỡng đã chứng tỏ là đội ngũ có đóng góp quan trọng giúp người bệnh hồi phục. Điều dưỡng là người chăm sóc toàn diện nhất cho bệnh nhân COVID-19. 

Hằng ngày, họ thực hiện các y lệnh của bác sĩ: sử dụng thuốc, thực hiện các chỉ định xét nghiệm. Với các ca lọc máu chạy thận nhân tạo, họ phải lắp quả cầu lọc máu, theo dõi đáp ứng với máy, thay dịch. Cứ một tiếng phải thay dịch một lần và bơm thuốc chống đông. Ngoài ra, các điều dưỡng còn thường xuyên vệ sinh, bảo đảm trang thiết bị sẵn sàng hoạt động tốt. Cũng như không thể thiếu điều dưỡng trong việc chăm sóc cơ bản cho từng bệnh nhân như vệ sinh cá nhân, vỗ lưng long đờm, massage để lưu thông mạch, hay chăm sóc dinh dưỡng qua ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch…

Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, năm 2020 cả nước có hơn 140.000 điều dưỡng/hộ sinh, chiếm gần 50% nguồn nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ thường xuyên và liên tục của ngành y tế. Tỉ lệ điều dưỡng ở Việt Nam hiện tại là 11,4 điều dưỡng/10.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình trên thế giới. Để tiến tới tỉ lệ điều dưỡng đạt chuẩn, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân, Việt Nam cần thêm gấp 2,3 lần số lượng điều dưỡng viên hiện có.

Đặc biệt, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, số điều dưỡng nghỉ việc tăng cao, càng gây thêm nhiều khó khăn. Chẳng hạn, tại một số bệnh viện, trước đây có khoảng 26-27 điều dưỡng, nay chỉ còn 13 người. Hiện nay, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ trong một bệnh viện cũng đang giảm. Nếu đáp ứng đủ, một bác sĩ phải có 3.5 điều dưỡng. 

Giải bài toán thiếu nhân lực ngành điều dưỡng - Ảnh 2.

Hội thảo khoa học về đào tạo điều dưỡng trình độ Đại học tại Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Thế nhưng thống kê mới nhất cho thấy, hiện nay cứ một bác sĩ thì mới chỉ có 1,8 điều dưỡng. Vì vậy, nhu cầu chăm sóc toàn diện cho người bệnh tại các bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Lý do nghỉ việc, phần lớn do công việc căng thẳng, liên quan đến sinh mạng người bệnh, trực đêm nhiều, môi trường nhiều nguy cơ lây nhiễm, vướng bận con nhỏ, mức thu nhập chưa đủ chi trả nhu cầu cuộc sống.

Hiện nay, lượng thí sinh theo học ngành điều dưỡng có dấu hiệu sụt giảm, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu. Ngoài ra đào tạo ngành điều dưỡng cũng gặp không ít khó khăn trong tuyển sinh ngành học này do kinh phí đào tạo cho chương trình cử nhân điều dưỡng đều khá cao (mỗi năm học phải mất 35-40 triệu đồng), nhưng khi ra trường thì công việc vất vả nên số lượng thí sinh nộp đơn vào các trường đào tạo điều dưỡng ngày có xu thế giảm

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành điều dưỡng hiện nay một số cơ sở giáo dục Đại học đang tổ chức khảo sát, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

Giải bài toán thiếu nhân lực ngành điều dưỡng - Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học về đào tạo điều dưỡng

Mới đây ngày 28/12/2022 tại Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đã tổ chức Hội thảo khoa học "Các điều kiện mở ngành đào tạo điều dưỡng trình độ Đại học". Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, cán bộ quản lý tới từ Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bệnh viện K, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương, các trường đại học, trung tâm y tế …

Các đại biểu tham dự cho rằng việc tổ chức đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ đại tại các trường đại học hiện nay là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.