Giải mã dòng vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2023
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3/2023, VN-Index tăng 6,77 điểm (0,65%) lên 1.055,94 điểm, , HNX-Index tăng 0,35điểm (0,77%) đạt 209,03điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,14%) lên 76,60 điểm.
Toàn sàn có 41 mã tăng trần, 454 mã tăng giá, 860 mã đứng giá, 247 mã giảm giá, và 11 mã giảm sàn.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng 12/2022
Bình quân 2 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 5,08%. Nguyên nhân chính là do giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán.
Trong mức tăng 0,45% của CPI tháng 2-2023 so với tháng trước, có 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 6 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng đáng kể gồm: nhóm giao thông (có mức tăng cao nhất, tăng 2,11%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,81%…
Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 2 các năm từ 2019-2023 giai đoạn 2019-2023 (%)
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm đáng kể gồm: nhóm giáo dục giảm 0,57% (làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm); hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17% (làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm); đồ uống và thuốc lá giảm 0,12%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,1%...
Không nằm trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25-2-2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.858,35 USD/ounce, giảm 0,98% so với tháng 1-2023. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 2-2023 tăng 0,92% so với tháng trước; tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 2 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá vàng trong nước tăng 3,1%.
TPHCM dẫn đầu cả nước về số dự án FDI mới
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), từ đầu năm đến ngày 20-2-2023, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Về vốn đăng ký, tính đến ngày 20-2-2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký giảm do vốn điều chỉnh giảm mạnh. Trong khi đó, vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp vẫn tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, có 261 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 42,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD (tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ); có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 6,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 535,4 triệu USD (giảm 85,1% so với cùng kỳ); có 440 lượt góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 10% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 797,9 triệu USD (tăng 3,7% so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm gần 30%) và điều chỉnh vốn (chiếm 63,9%).
Đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 978,4 triệu USD, chiếm gần 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 42,7% so với cùng kỳ 2022; Đài Loan đứng thứ hai với gần 407,1 triệu USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư, gấp 3,85 lần so với cùng kỳ; Hà Lan đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 369 triệu USD, chiếm hơn 11,9% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển…
Về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 17,2%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 21,1%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (chiếm 30,5%).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 824,3 triệu USD, chiếm hơn 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2022; TPHCM xếp thứ hai với 103 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 369,1 triệu USD, chiếm hơn 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai…
Nếu xét về số dự án, TPHCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (39,5%), số lượt dự án điều chỉnh (21,8%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (69,3%).
Liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài giảm trong 2 tháng đầu năm 2023, song mức độ giảm đã được cải thiện so với tháng 1/2023.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt hơn 38,4 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ, chiếm 76,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 38,1 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ, chiếm gần 76% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 33 tỷ USD, giảm 10,9% so cùng kỳ và chiếm 67,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
"Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm, song tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 5,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 5 tỷ USD không kể dầu thô", Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
Lũy kế đến ngày 20-2-2023, cả nước có 36.611 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 442,3 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt hơn 267,5 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Một ví dụ cụ thể trong doanh nghiệp, PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 9/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.