Giải mã mô hình '2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng' của Bắc Ninh và kinh nghiệm của Đồng Nai trong thu hút FDI

Đầu tư và Tiếp thị
08:59 AM 28/09/2021

Chiều 27/9, tọa đàm “Covid-19 và vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tác động và triển vọng” được phát sóng trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, nhằm nhận định lại tiềm năng và lợi thế nổi trội của Việt Nam.

Tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và một số nhà đầu tư FDI lớn. Trong đó có sự tham gia của hai vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và Bắc Ninh, với phần chia sẻ về những "bí quyết" giữ chân được và thu hút thêm mới các nhà đầu tư FDI.

3 bài học kinh nghiệm của Đồng Nai

Tại đây, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra 3 học kinh nghiệm của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư FDI.

Đầu tiên, mỗi năm UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành xây dựng các kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài tại các thị tiềm tăng, cũng như các nơi có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp theo, các hội nghị kết nối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được Đồng Nai tổ chức thường xuyên và quan tâm xây dựng. Kết hợp với đó, phía tỉnh cũng luôn lắng nghe các khó khăn và kiến nghị từ phía doanh nghiệp, đồng thời gỡ khó cho các doanh nghiệp tại thời điểm này.

Cuối cùng, Đồng Nai cũng thường xuyên phối hợp với Cục Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản trong công tác xây dựng và mở rộng hệ thống điều phối viên, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác thu hút các nhà đầu tư FDI, bà Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp đồng bộ với phát triển hệ thống giao thông đường bộ, hàng không.

Tổng số vốn đầu tư thu hút, cấp mới của Đồng Nai trong 9 tháng đầu năm tăng 25% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, con số này đã đạt 88% chỉ tiêu trong kế hoạch đề ra năm 2021. Trong 42 dự án được cấp mới, tổng số vốn tăng 50,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 62,7% chỉ tiêu kế hoạch của năm 2021.

Giải mã mô hình 2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng của Bắc Ninh và kinh nghiệm của Đồng Nai trong thu hút FDI - Ảnh 1.

Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chia sẻ về mô hình” 2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mô hình “2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng” của Bắc Ninh

Trong những năm gần đây, Bắc Ninh luôn nằm trong top 10 địa phương thu hút FDI, cũng như top 10 Chỉ số năng lực cạnh cấp tỉnh (PCI). Đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được lượng vốn FDI “khủng” 20,4 tỷ USD đến từ 37 quốc gia, với các tập đoàn lớn như Samsung, Canon...

Để đạt được những thành tích trên, ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, đã chia sẻ trong buổi tọa đàm về mô hình mới của tỉnh là “2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng”.

Đầu tiên, “2 ít” có nghĩa là ít đất, ít dùng lao động. Do đặc điểm địa lý có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất, tỉnh đã tập trung khuyến khích các dự án công nghệ cao, tiết kiệm đất và sử dụng ít lao động.

Thứ hai, “3 cao” có nghĩa là suất vốn đầu tư các dự án FDI cao, công nghệ cao và hiệu quả cao. Mục đích là để mở rộng tính lan tỏa dự án, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, cũng như đóng góp và tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, “4 sẵn sàng” bao gồm: sẵn sàng mặt bằng; sẵn sàng nhân lực chất lượng cao; sẵn sàng cơ chế, cải cách thủ tục, chính sách ưu đãi, tận dụng tối đa chính sách ưu đãi về pháp luật; sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi khó khăn.

Nhờ vậy, Bắc Ninh đã thu hút được phần lớn các FDI trong lĩnh vực công nghệ, chiếm tỷ trọng 86% trong tổng vốn đầu tư FDI. Bắc Ninh hiện nay đã vươn lên thành tỉnh phát triển công nghệ hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 và thu hút vốn đầu tư xếp thứ 6.

Ông Vương Quốc Tuấn cho biết, tỉnh còn liên tục hỗ trợ và tạo ra các nhà cung cấp “vendor” cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Giải mã mô hình 2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng của Bắc Ninh và kinh nghiệm của Đồng Nai trong thu hút FDI - Ảnh 2.

Đặng Sơn
Ý kiến của bạn
Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.