Giải mã ngành công nghiệp “thần tượng ảo” tỷ USD đang bùng nổ ở Trung Quốc

Đầu tư và Tiếp thị
08:02 PM 17/08/2021

Ling, một cô gái có làn da trắng sứ không một nếp nhăn, mái tóc bồng bềnh bóng mượt và đôi mắt luôn lấp lánh niềm vui. Cô ấy làm bất cứ điều gì bạn muốn với nụ cười luôn nở trên môi. Cô gái ấy là người làm việc chăm chỉ, không ngủ và cũng chẳng cần nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, Ling không có thật. Cô là sản phẩm công nghệ được tạo ra vào tháng 5/2020 bởi công ty công ty trí tuệ nhân tạo Xmov ở Thượng Hải và công ty truyền thông văn hóa Bắc Kinh Cishi.

Việc là một người ảo không hạn chế mức độ ảnh hưởng của Ling với hơn 130.000 người theo dõi trên mạng xã hội Weibo. Cô cũng đã đạt được hợp đồng quảng cáo với Tesla và một trong những hãng trà sữa lớn nhất Trung Quốc Nayuki. Không giống như những người nổi tiếng, điểm hấp dẫn của cô gái ảo này là không có bê bối, mang đến sự an tâm tuyệt đối cho các thương hiệu mà cô hợp tác.

"Thần tượng ảo" đang nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp tỷ đô ở Trung Quốc

Theo báo cáo của Bloomberg hồi cuối tháng 10, Lil Miquela, một influencer (người có ảnh hưởng) ảo với 3 triệu người theo dõi trên Instagram, kiếm được khoảng 8.500 USD cho một bài đăng quảng cáo. Miquela được tạo ra bởi công ty tiếp thị Brud có trụ sở tại Los Angeles, ước tính đã mang về cho công ty này 11 triệu USD năm 2020.

Nhưng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc đang đưa những thần tượng ảo của mình theo một hướng khác, tạo ra những influencer có thể tùy chỉnh theo nhu cầu thương hiệu.

Thần tượng ảo đầu tiên của Trung Quốc là Lạc Thiên Y. Ra mắt vào năm 2012, Lạc Thiên Y hiện có hơn 5 triệu người hâm mộ trên Weibo. Cô thâm chí đã đứng biểu diễn chung với các nghệ sĩ trên sân khấu. Mặc dù chưa rõ có bao nhiêu thần tượng ảo Trung Quốc, nhưng Insider ước tính con số có thể lên đến hàng trăm.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thần tượng ảo, ngành công nghiệp này đã tiếp cận khoảng 390 triệu người ở Trung Quốc, Ngành công nghiệp hoạt hình và hàng hóa ăn theo có trị giá khoảng 35 tỷ USD.

Công ty nghiên cứu tiếp thị Trung Quốc iiMedia Research ước tính ngành công nghiệp thần tượng ảo thu về 540 triệu USD vào năm 2020 chỉ từ phía các thương hiệu. Các công ty nghiên cứu dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành công nghiệp này là 70%. Điều này có nghĩa là việc kinh doanh của các thần tượng ảo Trung Quốc có thể có trị giá lên tới 960 triệu USD trong năm 2021.

Giải mã ngành công nghiệp “thần tượng ảo” tỷ USD đang bùng nổ ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Ling quảng cáo các mặt hàng từ đồ trang điểm đến trà sữa. Cô ấy cũng xuất hiện trên các tạp chí và được lập trình để thực hiện những buổi chụp ảnh giống như thật. Ảnh: Weibo

Thần tượng và influencer ảo với sức mạnh ngôi sao đáng gờm

Elison Lim, phó giáo sư trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, nói với Insider rằng những influencer và thần tượng ảo là một phần của "thế hệ người nổi tiếng mới" với "sức mạnh ngôi sao đáng gờm".

Các thương hiệu bị thu hút bởi lượng người hâm mộ khổng lồ và sức ảnh hưởng của thần tượng ảo đối với khán giả. Ngoài ra, thần tượng ảo mang đến cảm giác mới lạ, nên dù ý tưởng có thể bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng ngành công nghiệp này đang ăn nên làm ra tại Trung Quốc.

Những ngôi sao mới, so với những người thật, có ưu điểm rõ ràng về mặt hoàn mỹ. Hơn nữa, những cải tiến công nghệ đã làm cho các thần tượng ảo trở nên sống động và chân thực hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, các nhà sáng tạo thần tượng AI đang đấu tranh để tạo được sự cân bằng giữa sự hoàn mỹ và tính tương đối. Vì những người nổi tiếng thì có thật, có cảm xúc phức tạp và chân thực hơn, nên phần nào họ trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.

Giải mã ngành công nghiệp “thần tượng ảo” tỷ USD đang bùng nổ ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Nam ca sĩ Vương Nhất Bác là một trong những gương mặt hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo tại Trung Quốc. Anh hiện là gương mặt đại diện cho ít nhất 10 nhãn hàng khác nhau. Người tiêu dùng nói rằng họ vẫn thích nhìn thấy khuôn mặt của anh ấy trên các quảng cáo hơn là những thần tượng ảo "giả tạo". Ảnh: Weibo

Thần tượng ảo không dính bê bối, nhưng vẫn có những hạn chế

Thần tượng ảo có thể mang lại sự linh hoạt khi làm bất cứ điều gì mà vẫn "miễn nhiễm" với những hành vi bê bối. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi mà người thật tạo sức hút bởi kinh nghiệm và danh tiếng, thì thần tượng ảo cần được xác định và tạo dựng sức hút ngay từ đầu.

Thần tượng ảo không phải lúc nào cũng hoàn hảo 100%. Đầu tiên là những vấn đề trục trặc kỹ thuật. Những người làm việc ở hậu trường vẫn có thể mắc sai lầm.

Ngoài ra, những doanh nghiệp muốn thuê những influencer và thần tượng ảo sẽ phải tiêu tốn một số tiền đắt đỏ. Thuê một thần tượng ảo hàng đầu cổ vũ trong một buổi phát trực tiếp có thể có giá lên tới 140.000 USD.

Nhìn chung, thần tượng ảo là sự lựa chọn an toàn cho các thương hiệu và chắc chắn sẽ trở thành một phương thức tiếp thị quan trọng trong tương lai. Nhưng thần tượng và influencer ảo sẽ không thay thế hoàn toàn người thật.

Nhiều người Trung Quốc cho rằng, dù những thần tượng ảo trông giống thật đến đâu, thì họ vẫn không phải là người thật. Điều đó khiến người tiêu dùng không tin tưởng hoàn toàn vào sự chứng thực của sản phẩm. Có thể những nghệ sĩ là người thật được trả tiền để đóng quảng cáo, nhưng ít nhiều sự chứng thực của họ đáng tin hơn một người ảo.

Tham khảo Insider

Khánh Ly
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.