Giải pháp chinh phục làn sóng Blockchain cho doanh nghiệp Việt Nam
Trong tháng 7 vừa qua, tiền mã hóa/ Blockchain có tỷ lệ thảo luận vượt trội hơn so với các thảo luận khác, gấp 7 lần so với Thanh toán điện tử.
Diễn biến thảo luận ngành có xu hướng tăng lên vào nửa cuối tháng 7 và đạt đỉnh với 27.807 lượng thảo luận.
Nguồn ảnh: Reputa.
Diễn biến thảo luận ngành Fintech trên Mạng xã hội.
Trong tháng 8/2022, Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghệ chuỗi khối và khuyến nghị cho Việt Nam". Cụ thể, hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghệ chuỗi khối và khuyến nghị cho Việt Nam" diễn ra ngày 5/8 tại Tòa nhà Quốc hội, Hà Nội.
"10 năm là quãng thời gian đủ lâu để tạo ra những biến động lớn trong ngành công nghệ, nhưng để đầu tư vào con người và chuyển đổi xã hội thì cần nhiều thời gian hơn thế", bà Vân Hiền, Tổng Thư ký Hiệp hội Blockchain chia sẻ.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đón đầu làn sóng blockchain vì những thách thức từ thực tiễn ứng dụng, đầu tiên là thiếu nhân lực.
Khi chưa có đủ người am tường về công nghệ chuỗi khối, doanh nghiệp Việt chưa thể xây dựng các hệ thống quy mô lớn như nước ngoài. Nhưng ngay cả ở Mỹ, tình trạng thiếu nhân lực vẫn còn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà tuyển dụng. Thống kê từ mạng xã hội tìm việc LinkedIn cho thấy các từ khóa "blockchain" trong tin tuyển dụng ở Mỹ đã tăng đến 615% từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021.
Thách thức thứ hai đến từ việc thiếu những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng. Các nhóm ở Việt Nam thường xuyên tập trung phát triển ứng dụng thay vì phát triển nền tảng blockchain. Một số doanh nghiệp không chuyên về công nghệ hoặc thiếu nhân sự sẽ gặp khó khăn nếu muốn bước chân vào thị trường này do không có những nền tảng sẵn có để họ tham gia xây dựng. Quá trình chuyển đổi từ hệ thống tập trung sang hệ thống phi tập trung đòi hỏi rất nhiều công đoạn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc và sức người. Nhưng không phải công ty nào cũng chấp nhận rủi ro lớn như vậy.
Theo CB Insights, trên thế giới có một số nền tảng blockchain để các doanh nghiệp có thể sử dụng, trong số đó, Hyperledger Fabric là mạng blockchain công khai được ưa thích nhất với 26% doanh nghiệp sử dụng, tiếp theo là Ethereum chiếm 18% và sau đó mới tới Quorum chiếm 11%.
Ngoài việc thiếu cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc về chính sách, do chưa có khung pháp lý cụ thể về những vấn đề xung quanh công nghệ blockchain như huy động vốn, tài sản ảo... vốn là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp. Theo một khảo sát của công ty kiểm toán Deloitte, có đến 63% doanh nghiệp ở Mỹ cho rằng khuôn khổ pháp lý là rào cản khiến họ còn e ngại trong việc ứng dụng blockchain, dù Mỹ là quốc gia có thái độ cởi mở với blockchain và các bang ở Mỹ đã tích cực tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp bước vào thị trường này.
Nhưng thách thức lớn nhất có lẽ nằm ở mức độ sẵn sàng về kỹ năng công nghệ thông tin của người Việt Nam nhìn chung vẫn còn hạn chế. Tổng Thư ký Hiệp hội Blockchain nhận định, nguyên nhân là do chưa có những hoạt động phổ cập, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và thói quen sử dụng công nghệ của phần lớn người Việt vẫn còn tùy tiện.
Tuy blockchain có ưu điểm là tính bảo mật cao, khó bị hack, nhưng nhược điểm của công nghệ này là không thể khôi phục dữ liệu cá nhân một khi người dùng quên mất khóa riêng tư (private key) để mở tài khoản. Nếu blockchain được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, mỗi người dân phải tự chịu trách nhiệm cho dữ liệu của mình. Điều đó đòi hỏi người dân cần nâng cao nhận thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách an toàn, tránh rơi vào tình trạng quên mật khẩu hay tiết lộ khóa riêng tư cho người khác.
"Ở Việt Nam vẫn còn thiếu những chương trình phổ cập kiến thức để thay đổi thói quen tương tác với công nghệ của người dân. Xã hội số cần công dân số. Blockchain chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi con người biết cách làm chủ công nghệ và sử dụng đúng cách", bà Vân Hiền chia sẻ.
Các chuyên gia về lĩnh vực cho rằng cần ưu tiên chính sách và hành lang pháp lý cho Blockchain
Hiện nay, rất nhiều giải pháp về công nghệ blockchain và dự án gọi vốn liên quan tới tiền mã hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiền mã hóa không được công nhận là công cụ thanh toán và chưa có quy định pháp luật cụ thể. Vì vậy, các dự án của Việt Nam trong thời gian qua đã rất thành công trong việc gọi vốn nhưng hầu như nguồn vốn gọi được đều phải đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, sau đó đẩy dần về nước bằng nhiều hình thức.
Điều này đang tạo ra những thách thức đối với các startup blockchain và cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp blockchain của người Việt Nam phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực blockchain hiện có vốn hóa hơn 100 triệu USD. Tuy nhiên, đa số đều đặt trụ sở ở nước ngoài trong khi thị trường và nhân lực hầu hết đều ở Việt Nam.
Ví dụ, Sky Mavis có đa số thành viên sáng lập là người Việt Nam, đội ngũ nhân sự ở TP Hồ Chí Minh nhưng trên giấy tờ, trụ sở của công ty ở Singapore. Tương tự, hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp blockchain hàng đầu hiện nay như KardiaChain, Kyber Network hay Tomochain cũng chọn đăng ký kinh doanh tại Singapore, bởi những chính sách phù hợp, thân thiện của quốc gia này. Đây là một dạng chảy máu chất xám và nguồn lực khi sản phẩm do kỹ sư Việt Nam thiết kế nhưng lại mang danh nghĩa nước khác... Theo đó, Chính phủ nên sớm thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý về cơ chế, chính sách để hỗ trợ tối đa các startup, để ngành công nghệ blockchain có thể phát triển tốt nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nói thêm về những sự kiện Blockchain trước đó: Blockchain Global Day 2022 đã diễn ra thành công tại SECC TP.HCM xuyên suốt ngày 29/7 với vai trò là một "điểm chạm" đầu tiên để kết nối giữa cộng đồng và dự án, giữa dự án với nhà tư.
Về phía doanh nghiệp, Blockchain Global Day 2022 sẽ kết nối và định hướng phát triển, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các ứng dụng Blockchain thông qua phần diễn thuyết của các chuyên gia.
Blockchain Global Day 2022 đã diễn ra thành công tại SECC TP.HCM.
CEO của PGT Holdings (HNX: PGT) _có tham gia Blockchain Global Day 2022 cũng chia sẻ thêm "Đây chính là cơ hội cho các dự án Blockchain tiềm năng chinh phục được những quỹ đầu tư lớn ở Đông Nam Á"
Blockchain Global Day 2022 diễn ra với vai trò là một "điểm chạm" để kết nối giữa cộng đồng và dự án, giữa dự án với nhà tư cũng như đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề cùng chia sẻ, góp ý xây dựng một cộng đồng Blockchain lớn mạnh và phát triển bền vững.
Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường mã hóa, PGT Holdings đang ấp ủ những dự án mới sẽ được bật mí sớm nhất tới các nhà đầu tư.
Quay lại với thị trường chứng khoán ngày 25/8/2022, đóng cửa, VN-Index tăng 11,72 điểm (0,92%) lên 1.288,88 điểm, HNX-Index tăng 0,56 điểm (0,19%) đạt 301,86 điểm, UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (0,31%) lên 93,59 điểm. Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index đóng cửa ở ngưỡng cao nhất phiên. Toàn thị trường ghi nhận 35 mã tăng trần, 457 mã tăng, 807 mã đứng giá, 302 mã giảm giá, 13 mã giảm sàn. Khối lượng giao dịch khoảng 752 triệu đơn vị, tương đương 18.093 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE tăng gần 7% lên 13.674 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 25/8/2022, mã PGT trên sàn HNX đóng cửa với mức giá 5,800 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo Bộ Công Thương, dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ.