Giải pháp hữu hiệu ứng phó với những khoản nợ xấu

Đầu tư và Tiếp thị
07:24 AM 24/08/2023

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/8, chỉ số VN-Index giảm 7,93 điểm (0,67%) xuống còn 1172,56 điểm; HNX-Index giảm 1,58 điểm xuống 238,07 điểm và UPCoM-Index giảm 0,12 điểm xuống còn 89,39 điểm. Thanh khoản trên HoSE ghi nhận với giá trị khớp lệnh đạt 14,867 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp đà bán ròng mạnh với giá trị gần 541 tỷ đồng trên toàn thị trường.

photo-1692800540262

Thúc đẩy một thị trường mua bán nợ sôi động được cho là giải pháp hữu hiệu nhất để ứng phó với những khoản nợ phát sinh trong thời gian tới. Trong 1 năm qua, gần 13,000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% trong số đó được mua bán theo giá thị trường.

Nợ xấu lĩnh vực bất động sản tăng

Tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng toàn nền kinh tế 7 tháng đầu năm nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, hiện tín dụng bất động sản tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung.

Dư nợ kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng trưởng (17,41%) vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%) nhưng dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản chiếm đến 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,12% (năm đầu tiên xuất hiện xu hướng giảm trong 03 năm gần đây, cuối năm 2022 tăng 31,01%).

Những diễn biến trên cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm.

Những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại. Cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ phù hợp với nhu cầu của người dân. Các dự án bất động sản gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 6/2022 là 1,53%, tháng 6/2023 là 2,47%).

Tăng cường mua bán nợ xấu theo giá thị trường

Nợ xấu của 27 ngân hàng tính đến hết quý II là hơn 188,000 tỷ đồng, tăng hơn 67,000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, những khoản nợ xấu nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn lại đều tăng. Sáng nay (22/8), Công ty Quản lý tài sản (VAMC) của Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc gặp với các công ty mua bán nợ của các ngân hàng để tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu.

Gần 13,000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý trong 1 năm qua, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% trong số đó được mua bán theo giá thị trường. Theo các công ty mua bán nợ, tỷ lệ này có thể tăng lên nếu VAMC được tham gia đấu giá mua các khoản nợ của các ngân hàng.

Thống kê từ WiGroup - tổ chức cung cấp dữ liệu tài chính và nghiên cứu thị trường, trong 1 năm qua, ngoài nợ có khả năng mất vốn, nợ nghi ngờ tăng gần 24.000 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 15,000 tỷ đồng. Đáng nói, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại giảm từ 150% xuống còn khoảng 102%. Thậm chí có ngân hàng tỷ lệ này chưa đến 10%.

Để tăng khả năng mua nợ từ ngân hàng về xử lý qua đấu giá và đưa lên sàn giao dịch nợ tập trung, VAMC cần tăng thêm nguồn lực.

Việc VAMC phát trái phiếu với lãi suất cho các tổ chức tín dụng thay vì trả bằng tiền để mua nợ thị trường là bình thường. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần tăng nguồn lực của VAMC trong việc mua bán nợ.

Việc các công ty mua bán nợ của nhà nước phát hành trái phiếu có lãi suất cũng là thông lệ chung của các thị trường quốc tế.

Đến nay, trong toàn hệ thống, 9 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 3%. Cá biệt, 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất hệ thống lên đến hơn 25%.

Theo NHNN, vừa qua đã triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng tiếp cận tín dụng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường BĐS.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 23/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn