Giải pháp khả thi của TTCK: Việt Nam có thể giao dịch chứng khoán xuyên biên?
Liệu đây có phải là giải pháp khả thi của TTCK? Việt Nam liệu có thể giao dịch chứng khoán xuyên biên được hay không? Cùng tìm hiểu nhé.
Công nghệ Blockchain xuất hiện đã mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán,... Vậy blockchain là gì? Có thể làm được những gì? Và liệu Việt Nam có thể giao dịch chứng khoán xuyên biên giới sử dụng Blockchain?
Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.
Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.
Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:
Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Việt Nam chính thức có Hiệp hội Blockchain
Đại hội lần thứ I của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, sự kiện đánh dấu sự thành lập của Hiệp hội, sẽ được tổ chức vào giữa tháng 5/2022. Sự kiện sẽ là nơi công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Hiệp hội, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác sâu rộng với các tổ chức thương mại và các doanh nghiệp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng blockchain.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự du nhập và phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain. Khi số doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và kỹ sư theo đuổi công nghệ blockchain ngày càng tăng cao, nhu cầu kết nối, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ cũng ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, một tổ chức chính thức có đầy đủ pháp nhân để đáp ứng tốc độ mở rộng và mục tiêu phát triển vững mạnh của cộng đồng Blockchain Việt Nam là hết sức cần thiết.
Và mới đây, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã được cấp phép thành lập, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiệp hội có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng.
Được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động, hiệp hội sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hiệp hội, hội viên và của cộng đồng blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Về hoạt động, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ có 6 nhiệm vụ và hoạt động chính.
Đầu tiên, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, quy tụ những người đam mê hoặc đang hoạt động liên quan đến blockchain ở Việt Nam mà không phân biệt đẳng cấp địa vị, hoạt động bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh.
Thứ hai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam là một tổ chức đoàn kết hữu nghị giữa các thành viên, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ cùng với các thành viên trong Hiệp Hội mở rộng quan hệ với các tổ chức, cộng đồng blockchain trên thế giới; tham gia các tổ chức quốc tế có hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhằm mục đích tăng cường hợp tác nghề nghiệp giữa đội ngũ kỹ sư và nhà kinh doanh các nước và góp phần xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ cùng với các thành viên trong Hiệp Hội huy động nguồn vốn tư nhân để hợp tác hiệu quả đối với một số trường đại học công nghệ liên quan đến các sơ sở nghiên cứu ứng dụng trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài khoa học và thiết thực đối với các nghiên cứu ứng dụng về công nghệ Blockchain cũng như đào tạo phát triển nguồn lực đội kỹ sư công nghệ trong lĩnh vực blockchain.
Thứ năm, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là đối tác đồng hành cùng cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội khác trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain.
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Blockchain Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước thường xuyên của Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, tùy từng vấn đề cụ thể, Hiệp hội cũng có thể chịu sự quản lý của một số Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
Việt Nam có thể giao dịch chứng khoán xuyên biên giới sử dụng Blockchain?
Việc kết nối trực tiếp các tổ chức trong một mạng lưới blockchain có thể làm giảm cả chi phí giao dịch và rủi ro thanh toán.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết ngân hàng này đang làm việc với các công ty blockchain hàng đầu, nhằm tìm cách phát triển những cách thức để kết nối trực tiếp các ngân hàng trung ương và cơ quan lưu ký chứng khoán trong khu vực ASEAN+3 trong một mạng lưới blockchain.
Khu vực này bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hàn Quốc.
Việc kết nối trực tiếp các tổ chức trong một mạng lưới blockchain có thể làm giảm cả chi phí giao dịch và rủi ro thanh toán—là khả năng chứng khoán không được giao dịch trong một khung thời gian đã thỏa thuận.
Các giao dịch chứng khoán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN+3 hiện được xử lý thông qua mạng lưới toàn cầu gồm các ngân hàng giám sát và ngân hàng đại lý, thông qua các trung tâm toàn cầu tại Hoa Kỳ hoặc Châu Âu. Do đó, việc xử lý giao dịch nội vùng trong ASEAN+3 mất ít nhất hai ngày, do sự khác biệt về thời gian cũng như giờ làm việc khác nhau của các thị trường trong cùng múi giờ.
Dự án sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế, hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 2022 và giai đoạn xây dựng nguyên mẫu, dự kiến hoàn thành trong Quý 2 năm 2022. Kết quả sẽ được thảo luận với các quan chức chính phủ ASEAN+3 và các thành viên của Diễn đàn Cơ sở hạ tầng Thanh toán xuyên biên giới của Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, bao gồm các ngân hàng trung ương và các cơ quan lưu ký chứng khoán trong khắp khu vực.
Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường mã hóa, PGT Holdings (HNX: PGT) đang ấp ủ những dự án mới sẽ được bật mí sớm nhất tới các nhà đầu tư.
PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.
Bàn về cơ hội kinh doanh của thị trường chứng khoán, đóng cửa ngày 11/5/2022, VN-Index tăng 7,97 điểm (0,62%) lên 1.301,53 điểm, HNX-Index tăng 3,02 điểm (0,92%) đạt 333,04 điểm, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (0,27%) về 98,79 điểm.
Thị trường chứng khoán hôm nay có diễn biến các mã bất động sản hồi phục nhanh chóng. Tuy thị trường hồi phục phiên thứ hai liên mang lại những tín hiệu tích cực, nhưng tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn đang dè chừng trước xu hướng hiện tại.
Thống kê giao dịch cổ phiếu PGT
Quay trở lại với mã chứng khoán PGT tại phiên 11/5, tiếp tục theo những xu hướng của thị trường chung PGT đóng cửa với mức giá 8,000 VNĐ tạo một tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư.
Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.